Feeds:
Posts
Comments

I’ve been having that notice every time I opened and closed Word 2010 in Windows 7. So what should I do? Of course, F1 for Help. And Microsoft Office Help was as useless as it always is. My lazy self convinced me that I could be just fine with it so I just let the notice pop up again and again.

The second day, I started to get irriated. OK, Google has been my advisor for a long time. So what did I get? A lot of complaints about the “Compile error in hidden module: AutoExec” problem. Some people said that Microsoft Support helped them with the article here: http://support.microsoft.com/kb/307410. They blamed Adobe for creating corrupt templates which lead to problem. But I have never installed Adobe plug-in, so the problem remained unsolved.

Again I found a thread on Proz forum: http://www.proz.com/forum/sdl_trados_support/154817-compile_error_in_hidden_module%3A_autoexec.html. The advice was to delete Normal.dot from the folder C:\Users\USERNAME\AppData\Roaming\Microsoft\Templates. I have SDL Trados Studio and Multiterm 2009 SP2 so I thought there must be some hope for me. But still I did not get rid of that error notice (poor me!)

By then I realized that it might be related to templates. Both Microsoft support and Proz forum talked about corrupt templates – and different ones. So I tried again, moving my templates one by one to a different folder, starting Word to check whether the problem persisted. Luckily I didn’t have many templates so it took me only thirty seconds to find the corrupt one. And finally I got rid of that ugly notice! Open-mouthed smile

CONCLUSION: When you receive the “Compile error in hidden module: AutoExec” notice, just go to your templates folder (C:\Users\USERNAME\AppData\Roaming\Microsoft\Templates in which USERNAME is the username you are using) and move any template that is suspected to be corrupt. You will be fine in no time!!! Open-mouthed smile

Chớp mắt một cái mình đã sinh sống ở cái đất Bỉ này được hơn một năm rồi. Sau bao ngày vật vã cuối cùng cũng được các thầy cô trang trọng trao cho cái bằng Distinction để mang về nhà đóng khung treo lên tường :)) Bây giờ mình đã có học vị thạc sĩ rồi đấy, ai mà tin được chúa lười học như mình cũng có ngày hoàn thành được một khóa cao học với chương trình mà bao nhiêu người ca cẩm là “chưa bao giờ thấy nặng như vậy.”

Một năm vừa rồi trôi qua như một giấc mơ, có đủ buồn vui, cả tiếng cười và nước mắt. Mình đã sống như kiểu nếu hôm nay không làm việc mình định làm hôm nay thì cả đời sẽ ôm hận vì không có cơ hội làm lại vậy :) Chợt nhận ra rằng một năm ngắn ngủi này đã thay đổi tất cả mọi thứ trong mình – tình yêu, mơ ước, thái độ, cách sống. Một năm vừa qua đã khiến mình trưởng thành lên rất nhiều, và trẻ ra cũng rất nhiều :P

dd

Một năm, mình đã lang thang 17 nước châu Âu, vượt mục tiêu đi được 20 nước trước khi 30 tuổi. Hơn tất cả, mình đã được trải nghiệm những thứ mà ngày xưa có lẽ trong mơ mình cũng không dám nghĩ đến. Mình đã biết cái lạnh âm 20 độ của Bắc Âu tháng 12 khi ngủ một đêm ngoài sân bay. Mình đã biết cái nóng 40 độ của Croatia sau một ngày trèo đèo lội suối ở công viên thiên đường Plitvice. Mình đã trải qua cảm giác thở không ra hơi sau khi vắt chân lên cổ chạy cho kịp giờ tàu. Mình đã biết thế nào là choáng ngợp khi ngắm biển và núi xứ Hi Lạp thần thoại. Còn nhiều, nhiều nữa, những ước mơ đã được thực hiện, và những ước mơ mới hình thành vì còn nơi phải đến mà vẫn chưa được đến.

Châu Âu chưa xa đã nhớ. Sẽ có ngày mình quay lại nơi này :)

 

red striped gown1

Đây là ý tưởng Smile Cụ thể hóa bằng bảng vẽ Wacom Bamboo Fun & Touch và phần mềm Sketchbook Pro 2014. Tạm thời bạn Tiên chưa hoàn toàn làm chủ được bộ đôi hoàn hảo này nên trông vẫn hơi ấm ớ, hi vọng sau này sẽ tiến bộ hơn :D

Mình đã hét, đã cười, đã khóc như bị hâm trong buổi tối hôm nay…

… sau khi mình nhận được thông tin rằng mình đậu học bổng toàn phần VLIR-UOS cho khóa Toàn cầu hóa và Phát triển tại Viện Chính sách công của Đại học Antwerp, Bỉ.

Dường như cuộc sống đã thay đổi. Mình không còn sống trong chuỗi ngày dài u ám và buồn chán nữa. Dường như cả bầu trời đang rộng mở trước mắt mình (dù mình chỉ ngồi trong nhà, và bên ngoài trời mưa rả rích). Mình sẽ vỗ cánh tung bay, mình sẽ được tự do, mọi xiềng xích ràng buộc mình đã đứt…

Darling, you said that you’d wait for me to come to you. You drew the picture of us together in Europe. You said we can be free, there would be no obstacles between us like in Vietnam. But you gave up on me.

I can finally get closer to you. But does it really matter now that you don’t care about me anymore?

CHÍNH PHỦ

 

Số:262 /BC-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

Hà Nội, ngày23tháng 11 năm 2011

 

 

BÁO CÁO

Thực trạng hoạt động của tập đoàn, tổng công ty nhà nước

giai đoạn 2006 -2010 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp

giai đoạn 2011 – 2015

Kính gửi: Quốc hội

Thực hiện Nghị quyết số 42/2009/QH12 ngày 27/11/2009 của Quốc hội về nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Chính phủ báo cáo Quốc hội thực trạng hoạt động của tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2006 – 2010 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2011 – 2015 như sau:

 I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

 1. Về tình hình tài chính

Mặc dù trong những năm qua tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước gặp nhiều khó khăn, nhưng các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã có nhiều cố gắng, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, có lãi (tuy không cao), bảo đảm việc làm, cung ứng các sản phẩm, hàng hóa và các dịch vụ thiết yếu cho xã hội, góp phần cùng với Nhà nước bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội (Vinashin đang trong quá trình tái cơ cấu nên tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh không tập hợp trong báo cáo này), cụ thể:

a) Vốn chủ sở hữu

Năm 2006 khi mới hình thành một số tập đoàn kinh tế, quy mô vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty là 317.647 tỷ đồng, đến hết năm 2010 vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty là 653.166 tỷ đồng, bằng 204% so với năm 2006.

Vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty hàng năm tăng chủ yếu từ nguồn lợi nhuận sau thuế; đánh giá lại tài sản, thặng dư vốn thu được trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên, đơn vị phụ thuộc của tập đoàn, tổng công ty.

b) Tổng tài sản

– Năm 2006, tổng tài sản của các tập đoàn, tổng công ty là 751.698 tỷ đồng, đến hết năm 2010, tổng tài sản của các tập đoàn, tổng công ty là 1.799.317 tỷ đồng, bằng 238 % so với năm 2006.

Trong cơ cấu về tài sản, tỷ trọng tài sản cố định chiếm gần 40% tổng tài sản, thể hiện các tập đoàn, tổng công ty đã tăng cường đầu tư, đổi mới tài sản cố định, hiện đại hoá công nghệ, thiết bị để phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

c) Nợ phải trả

Theo quy định hiện hành, các tập đoàn, tổng công ty được quyền chủ động huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trong phạm vi hệ số nợ phải trả trên vốn điều lệ không vượt quá 3 lần. Tuy nhiên, để đánh giá đúng tình hình huy động vốn trên khả năng tài chính, nợ phải trả cần được tính trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty.

Năm 2006, tổng số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty là 419.991 tỷ đồng, bình quân bằng 1,32 lần vốn chủ sở hữu, đến hết năm 2010, tổng số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty là 1.088.290 tỷ đồng, bình quân bằng 1,67 lần vốn chủ sở hữu.

Xét từng tập đoàn, tổng công ty thì có 30 tập đoàn, tổng công ty tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần. Trong đó: Có 07 tổng công ty trên 10 lần; Có 09 tổng công ty trên 5 – 10 lần; Có 14 tổng công ty từ 3 – 5 lần.

2. Về kết quả sản xuất kinh doanh

a) Doanh thu

– Năm 2007, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty là 642.004 tỷ đồng, tăng 29 % so với thực hiện năm 2006.

– Năm 2008, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty là 842.758 tỷ đồng, tăng 31 % so với thực hiện năm 2007.

– Năm 2009, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty là 1.098.553 tỷ đồng, tăng 30 % so với thực hiện năm 2008.

– Năm 2010, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty là 1.488.273 tỷ đồng, tăng 35 % so với thực hiện năm 2009.

b) Lợi nhuận

– Năm 2007, lợi nhuận của các tập đoàn, tổng công ty là 71.491 tỷ đồng, tăng 6 % so với thực hiện năm 2006.

– Năm 2008, lợi nhuận của các tập đoàn, tổng công ty là 88.478 tỷ đồng, tăng 24 % so với thực hiện năm 2007.

– Năm 2009, lợi nhuận của các tập đoàn, tổng công ty là 97.537 tỷ đồng, tăng 10 % so với thực hiện năm 2008.

– Năm 2010, lợi nhuận của các tập đoàn, tổng công ty là 162.910 tỷ đồng, tăng 66 % so với thực hiện năm 2009.

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các tập đoàn, tổng công ty trong giai đoạn vừa qua đều có lãi như: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam; Tập đoàn Viễn thông Quân đội; Tập đoàn Công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam; Tập đoàn Cao su Việt Nam; Tổng công ty Lương thực miền Bắc; Tổng công ty Lương thực miền Nam; Tổng công ty Hoá chất Việt Nam (nay là Tập đoàn); Tổng công ty Sông Đà (nay là Tập đoàn); Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (nay là Tập đoàn); Tổng công ty Du lịch Sài Gòn; Tổng công ty Thương mại Sài Gòn; Tổng công ty Bến Thành; Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn;…

Tuy nhiên, trong những năm vừa qua do công tác quản trị, giá bán một số mặt hàng chưa được thực hiện hoàn toàn theo giá thị trường, khủng hoảng về tài chính toàn cầu… là những yếu tố ảnh hưởng đến một số tập đoàn, tổng công ty vài năm trở lại đây kinh doanh thua lỗ như:

+ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN): Yếu tố kết cấu sản lượng điện sản xuất và mua ngoài của EVN ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của EVN; nếu thời tiết thuận lợi, mưa nhiều đầu nguồn thì sản lượng thuỷ điện nhiều; trong khi đó giá bán điện của các nhà máy thuỷ điện thấp hơn so với nhiệt điện, đồng thời phải tăng thêm cả phát điện từ dầu, vì vậy kết cấu sản lượng điện từ thuỷ điện là một yếu tố gần như quyết định kết quả kinh doanh của EVN (năm 2010, theo đề án, sản lượng phát điện từ dầu là 822 triệu KWh, thực tế là 2.488,5 triệu KWh).

Chênh lệch tỷ giá cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của Tập đoàn như chi phí mua điện bằng ngoại tệ tăng; nhiều khoản vay đầu tư của EVN bằng ngoại tệ nên khi tỷ giá tăng thì chi phí lãi vay cũng tăng; đồng thời khoản chênh lệch tỷ giá do cuối năm đánh giá lại các khoản vay có gốc ngoại tệ sẽ tăng rất lớn. Nếu tính đúng theo quy định thì từ năm 2008 đến nay kết quả kinh doanh của EVN năm nào cũng lỗ, nguyên nhân chính do chênh lệch tỷ giá. Tính đến 31/12/2010 EVN chưa phân bổ được vào chi phí sản xuất kinh doanh khoản lỗ chênh lệch tỷ giá luỹ kế là 15.463 tỷ đồng.

Đối với giá bán điện cho các hộ dùng điện vẫn thực hiện theo giá cũ là 1.077 đ/KWh. Từ 01/3/2011, giá bán điện mới được tăng lên là 1.242 đ/KWh, mức tăng này vẫn chưa thể bù đắp chi phí (theo tính toán của EVN, giá thành điện bình quân 6 tháng đầu năm 2011 là 1.303,40 đ/kWh, ước cả năm 2011 là 1.350,20 đ/kWh).

Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng phương án điều chỉnh giá địên theo lộ trình thích hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

+ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam: Hàng hoá và giá cước vận chuyển giảm mạnh do suy giảm kinh tế và khủng hoảng tài chính, trong khi chi phí đầu vào tăng cao, đặc biệt chi phí nguyên liệu, lãi vay chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí đầu tư đội tàu; mặt khác, khi tiếp nhận các doanh nghiệp, dự án từ Vinashin theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thì nợ phải trả của Tổng công ty tăng làm chi phí lãi vay tăng thêm nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

+ Ngoài ra, một số công ty con thuộc tập đoàn, tổng công ty có lỗ phát sinh như: Tập đoàn Dệt may Việt Nam; Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị; Tổng công ty XDCTGT 1; Tổng công ty Chè Việt Nam; Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và KCN; Tổng công ty Xăng dầu Quân đội; Tổng công ty 15 – Bộ Quốc phòng; Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn.

Đối với một số tổng công ty lỗ từ thời gian trước để lại như Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam, Tổng công ty Xây dựng đường thuỷ,… Chính phủ đã có chỉ đạo các Bộ chuyên ngành xem xét xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp không xử lý được thì thực hiện giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.

Tính đến 31/12/2010, lỗ phát sinh trong năm 2010 là 1.116 tỷ đồng; lỗ luỹ kế là 26.123 tỷ đồng.

c) Nộp ngân sách

– Năm 2007, nộp ngân sách nhà nước của các tập đoàn, tổng công ty là 133.108 tỷ đồng, giảm 8 % so với thực hiện năm 2006.

– Năm 2008, nộp ngân sách nhà nước của các tập đoàn, tổng công ty là 223.260 tỷ đồng, tăng 67% so với thực hiện năm 2007 (do giá dầu thế giới tăng đột biến, nên tăng nguồn thu từ dầu thô). Nếu loại trừ yếu tố tăng đột biến từ nguồn thu dầu thô (khoảng 32.100 tỷ đồng), thì nộp ngân sách năm 2008 chỉ tăng40% so với thực hiện năm 2007.

– Năm 2009, nộp ngân sách nhà nước của các tập đoàn, tổng công ty là 189.991 tỷ đồng, giảm 15 % so với thực hiện năm 2008 (do biến động của giá dầu trên thế giới, nên nguồn thu từ dầu giảm);

– Năm 2010, nộp ngân sách nhà nước của các tập đoàn, tổng công ty là 231.526 tỷ đồng, tăng 21 % so với thực hiện năm 2009.

Hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được nâng cao dần qua các năm, tạo sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận, làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần cân đối nguồn thu để thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó, nhiều tập đoàn, tổng công ty liên tục có lãi nên số nộp ngân sách nhà nước lớn như: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam; Tập đoàn Viễn thông Quân đội; Tập đoàn Công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam; Tập đoàn Cao su Việt Nam; Tổng công ty Lương thực miền Bắc; Tổng công ty Lương thực miền Nam; Tập đoàn Hoá chất Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam; Tổng công ty Thương mại Sài Gòn; Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn; Tổng công ty Khánh Việt…

Tuy vậy, hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước nói chung và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói riêng còn chưa tương xứng với vị trí, vai trò, tiềm năng của doanh nghiệp.

3. Về đầu tư vào một số lĩnh vực ngoài ngành kinh doanh chính

Giá trị các khoản đầu tư vào chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư, ngân hàng là: Năm 2006 (6.114 tỷ đồng); Năm 2007 (14.441 tỷ đồng); Năm 2008 (19.840 tỷ đồng); Năm 2009 (14.991 tỷ đồng); Năm 2010 (21.814 tỷ đồng). Trong đó:

a) Đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán

Đến cuối năm 2010, các tập đoàn, tổng công ty đầu tư 3.576 tỷ đồng vào lĩnh vực chứng khoán; năm 2009 là 986 tỷ đồng; năm 2008 là 1.697 tỷ đồng; năm 2007 là 1.328 tỷ đồng và năm 2006 là 707 tỷ đồng.

Tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán so với: Vốn Chủ sở hữu và Tổng tài sản như sau:

STT

Chỉ tiêu

Tỷ lệ % đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán so với các chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1. Vốn Chủ sở hữu

0,22

0,32

0,35

0,18

0,55

2. Tổng tài sản

0,09

0,13

0,14

0,07

0,20

b) Đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm

Đến cuối năm 2010, các tập đoàn, tổng công ty đầu tư 2.236 tỷ đồng vào lĩnh vực bảo hiểm; năm 2009 là 1.578 tỷ đồng; năm 2008 là 3.007 tỷ đồng; năm 2007 là 2.655 tỷ đồng và năm 2006 là 758 tỷ đồng.

Tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm so với: Vốn Chủ sở hữu và Tổng tài sản như sau:

 STT

Chỉ tiêu

Tỷ lệ % đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm so với các chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1. Vốn Chủ sở hữu

0,24

0,65

0,62

0,28

0,34

2. Tổng tài sản

0,10

0,26

0,25

0,11

0,12

c) Đầu tư vào bất động sản

Đến cuối năm 2010, các tập đoàn, tổng công ty đầu tư 5.379 tỷ đồng vào lĩnh vực bất động sản; năm 2009 là 2.999 tỷ đồng; năm 2008 là 2.285 tỷ đồng; năm 2007 là 1.431 tỷ đồng và năm 2006 là 211 tỷ đồng.

Tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực bất động sản so với: Vốn Chủ sở hữu và Tổng tài sản như sau:

STT

Chỉ tiêu

Tỷ lệ % đầu tư vào lĩnh vực bất động sản so với các chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1. Vốn Chủ sở hữu

0,07

0,35

0,47

0,54

0,83

2. Tổng tài sản

0,03

0,14

0,19

0,21

0,30

d) Đầu tư vào Quỹ đầu tư

Đến cuối năm 2010, các tập đoàn, tổng công ty đầu tư 495 tỷ đồng vào Quỹ đầu tư; năm 2009 là 694 tỷ đồng; năm 2008 là 1.424 tỷ đồng; năm 2007 là 1.050 tỷ đồng và năm 2006 là 600 tỷ đồng.

Tỷ lệ đầu tư vào các Quỹ đầu tư so với: Vốn Chủ sở hữu và Tổng tài sản như sau:

 STT

Chỉ tiêu

Tỷ lệ % đầu tư vào Quỹ đầu tư so với các chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1. Vốn Chủ sở hữu

0,19

0,26

0,29

0,13

0,08

2. Tổng tài sản

0,08

0,10

0,12

0,05

0,03

đ) Đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng

Đến cuối năm 2010, các tập đoàn, tổng công ty đầu tư 10.128 tỷ đồng vào lĩnh vực ngân hàng; năm 2009 là 8.734 tỷ đồng; năm 2008 là 11.427 tỷ đồng; năm 2007 là 7.977 tỷ đồng và năm 2006 là 3.838 tỷ đồng.

Tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng so với: Vốn Chủ sở hữu và Tổng tài sản như sau:

STT

Chỉ tiêu

Tỷ lệ % đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng so với các chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1. Vốn Chủ sở hữu

1,21

1,94

2,36

1,57

1,56

2. Tổng tài sản

0,51

0,79

0,95

0,60

0,57

Trong thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước dừng và rút vốn đầu tư vào các lĩnh vực nêu trên (Điều 12 Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 5/02/2009 của Chính phủ; công văn số 3780/VPCP-ĐMDN ngày 5/02/2008 và công văn số 6207/VPCP-KTTH ngày 01/9/2010 của Văn phòng Chính phủ). Trường hợp đặc biệt có nhu cầu đầu tư vượt quy định phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Trong năm 2009 và 2010 phần vốn đầu tư của một số tập đoàn, tổng công ty vào các lĩnh vực nêu trên tăng so với năm trước là do tình hình kinh tế thế giới và trong nước suy giảm, lạm phát cao; các công ty cổ phần (thuộc các lĩnh vực nêu trên) do áp lực về vốn đã thực hiện tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, do các nhà đầu tư khó khăn về tài chính, mặt khác công ty cổ phần cũng khó khăn về vốn để duy trì hoạt động và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nên nhiều doanh nghiệp đã tăng vốn điều lệ theo hình thức: chia cổ tức bằng cổ phiếu, thưởng cổ phiếu và cho các cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phần phát hành thêm, nên cơ bản giá trị đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty tăng nhưng tỷ lệ vốn góp không thay đổi hoặc không vượt mức quy định của Chính phủ. Đối với việc thực hiện quyền mua cổ phần phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu, các tập đoàn, tổng công ty đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận như: Tập đoàn Viettel; Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn; Tập đoàn Hoá chất Việt Nam; Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam…, nhưng cũng có những tập đoàn, tổng công ty do khả năng tài chính hoặc nếu tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực nêu trên sẽ vượt mức quy định, nên Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo không cho phép tiếp tục đầu tư mua thêm cổ phần ở những lĩnh vực này như: Tổng công ty Thành An; Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam.

Một số tập đoàn, tổng công ty khi thực hiện quyền mua cổ phần phát hành thêm hoặc tiếp tục góp vốn vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán nhưng không báo cáo Thủ tướng Chính phủ như: Tập đoàn Công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam; Tổng công ty Giấy Việt Nam; Tập đoàn Cao su Việt Nam; Tổng công ty Lương thực miền Nam.

 Tỷ lệ đầu tư vốn vào các lĩnh vực ngoài ngành kinh doanh chính nói trên của các tập đoàn, tổng công ty đều trong các giới hạn quy định. Tuy nhiên cũng đã làm phân tán nguồn lực, nhất là vào các lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán vẫn chứa đựng nhiều rủi ro. Đồng thời phần nào làm méo mó nền kinh tế, phát sinh các tiêu cực, gian lận như Công ty cho thuê tài chính II.

 Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhiều tập đoàn, tổng công ty đã cơ cấu lại để giảm dần tỷ lệ vốn góp vào các lĩnh vực nêu trên. Tuy nhiên, do kinh tế thế giới cũng như trong nước suy giảm nên việc thoái vốn ở những lĩnh vực này chưa hoàn thành được mục tiêu đề ra.

4. Về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp

Giai đoạn 2006-2010, cả nước sắp xếp 1.547 doanh nghiệp, trong đó chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 577 doanh nghiệp, cổ phần hóa 697 doanh nghiệp, còn lại là các hình thức giao, bán, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản.

Qua sắp xếp, DNNN đã được cơ cấu lại một cách cơ bản, số lượng DNNN giảm mạnh (tính đến 30/9/2011, doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu còn khoảng 1.225 doanh nghiệp), tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt. Các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ được chuyển thành công ty TNHH một thành viên. Các nông, lâm trường quốc doanh cũng được chuyển sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Các tổng công ty nhà nước đã được sắp xếp lại, kiện toàn về mô hình tổ chức quản lý, đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động. Hầu hết các tổng công ty nhà nước đã được chuyển đổi sang hoạt động hình thức công ty mẹ – công ty con. Đã cổ phần hóa 16 tổng công ty nhà nước (trong đó có 3 ngân hàng thương mại quốc doanh). Một số tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động trong lĩnh vực có điều kiện, có thế mạnh và khả năng phát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả đã được tổ chức lại để hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước.

5. Về thí điểm kiểm kê, đánh giá lại tài sản và vốn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước

Ngày 10/03/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 352/QĐ-TTg về việc thí điểm kiểm kê và đánh giá lại tài sản và vốn của một số doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ tại thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Trong đó, đối tượng thí điểm kiểm kê ngày 01/7/2011 là doanh nghiệp thuộc các tập đoàn, tổng công ty do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và được các Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trên cơ sở đề nghị của các tập đoàn, tổng công ty.

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 87/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 hướng dẫn kiểm kê, đánh giá lại tài sản và vốn của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ theo Quyết định 352/QĐ-TTg.

Các doanh nghiệp tổ chức kiểm kê, đánh giá lại tài sản và vốn có trách nhiệm lập, gửi báo cáo kiểm kê tới Công ty mẹ (tập đoàn, tổng công ty) trước ngày 30/10/2011. Công ty mẹ (tập đoàn, tổng công ty) thực hiện thẩm định, tổng hợp, phân tích báo cáo, gửi Bộ quản lý ngành (hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) để phê duyệt kết quả kiểm kê đánh giá lại tài sản và vốn, đồng thời gửi Bộ Tài chính để theo dõi và giám sát trước 30/11/2011.

Các Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có doanh nghiệp thuộc đối tượng thí điểm kiểm kê và đánh giá lại tài sản xem xét, phê duyệt kết quả kiểm kê, đánh giá lại tài sản và vốn của từng doanh nghiệp, gửi thông báo phê duyệt kết quả kiểm kê cho Công ty mẹ (tập đoàn, tổng công ty), doanh nghiệp thực hiện kiểm kê, đồng thời gửi Bộ Tài chính trước ngày 01/01/2012.

Bộ Tài chính có trách nhiệm phân tích, đánh giá và tổng hợp các vấn đề cần khắc phục trong đợt thí điểm kiểm kê ngày 01/7/2011, hướng dẫn xử lý kết quả kiểm kê, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I/2012 để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc tổng kiểm kê và đánh giá lại tài sản và vốn đối với tất cả các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu.

 II. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

 1. Ưu điểm

– Các quy định liên quan đến công tác quản lý vốn, tài sản tại các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu trong thời gian qua cơ bản đã tạo lập môi trường và điều kiện hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Thông qua chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế – xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển; thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp gián tiếp thông qua việc cung cấp thông tin thị trường, pháp lý; sử dụng các công cụ quản lý nhà nước như chính sách thuế, tín dụng, tiền lương để điều tiết, định hướng phát triển doanh nghiệp; kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chính sách pháp luật chủ trương định hướng của nhà nước đối với doanh nghiệp.

– Đa số các tập đoàn, tổng công ty kinh doanh có hiệu quả, đóng góp số thu cho ngân sách nhà nước. Nhiều tập đoàn, tổng công ty thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao trong việc bảo đảm việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ thiết yếu của nền kinh tế đối với một số lĩnh vực như: khai thác và cung cấp than cho cả nước; cung ứng nhu cầu tiêu thụ điện của toàn xã hội; kinh doanh xăng dầu phục vụ tiêu dùng; sản xuất xi măng; sản xuất và cung ứng nhu cầu thép; thực hiện xuất khẩu và điều tiết giá lúa gạo, thu mua lúa, gạo, cà phê cho người nông dân…

 Các tập đoàn, tổng công ty đóng vai trò quan trọng trong việc bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, đảm bảo ổn định xã hội, ngăn ngừa sự suy giảm kinh tế, duy trì việc làm cho người lao động, không để xảy ra đình công và bảo đảm thu nhập cho người lao động; đầu tư các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện các nhiệm vụ công ích ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, hỗ trợ các địa phương nghèo.

– Các tập đoàn, tổng công ty thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao đầu tư những dự án trọng điểm, quan trọng phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội dài hạn của đất nước, những dự án lớn hoặc hiệu quả về kinh tế thấp nhưng ý nghĩa chính trị và hiệu quả về xã hội lại rất lớn mà các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không có đủ khả năng làm hoặc không tham gia, đặc biệt những dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế vùng miền theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước như: Thủy điện Sơn La; Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; hệ thống thông tin liên lạc; mạng lưới điện tại các vùng sâu, vùng xa…

 2. Những bất cập, khó khăn

– Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2010, các Nghị định của Chính phủ về quản lý tài chính đối với công ty nhà nước cũng hết hiệu lực thi hành. Để các công ty nhà nước chuyển sang hoạt động chung theo Luật Doanh nghiệp với các loại hình doanh nghiệp khác, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

– Chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước còn chồng chéo, chưa quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý, giám sát công tác: tổ chức nhân sự; xây dựng phê duyệt hoặc thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quản lý, giám sát việc sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu.

– Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp vừa chưa bao quát, chưa thực hiện được theo định kỳ, vừa chồng chéo. Một số doanh nghiệp chưa được thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm toán thường xuyên, mặt khác không ít doanh nghiệp trong cùng một năm phải tiếp nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra phần nào đã ảnh hưởng đến công tác quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phối hợp, sử dụng kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa thực sự hiệu quả (cả trong trường hợp cùng một nội dung kiểm tra). Việc thực hiện các kết luận kiểm tra, thanh tra, kiểm toán chưa nghiêm và chưa kịp thời.

– Công tác quản trị, điều hành của nhiều tập đoàn, tổng công ty còn nhiều hạn chế; chậm thay đổi để phù hợp với yêu cầu quản trị doanh nghiệp theo cơ chế thị trường và xu thế hội nhập; Nhiều tập đoàn, tổng công ty chậm đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ, chưa thực sự năng động trong việc cạnh tranh, tiếp cận thị trường đối với hàng hoá, sản phẩm của mình, chưa chú trọng phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có tay nghề cao.

– Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu tại một số tổng công ty còn nhỏ và chậm, một số tổng công ty hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả thấp, kinh doanh thua lỗ, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.

– Việc huy động quá nhiều vốn để thực hiện đầu tư, đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, thành lập nhiều công ty con, công ty liên kết hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề của một số tập đoàn, tổng công ty trong khi năng lực quản lý và khả năng tài chính có hạn đã dẫn tới hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu cao, ảnh hưởng không tốt đến năng lực tài chính và hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp.

– Một số tập đoàn, tổng công ty trong những năm vừa qua đã tham gia góp vốn vào ngân hàng thương mại cổ phần, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty bảo hiểm, bất động sản. Việc đầu tư này chưa thực sự hợp lý khi nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính còn hạn chế. Mặt khác việc đầu tư vào những lĩnh vực này ở cuối chu kỳ tăng trưởng kinh tế và bắt đầu của xu hướng khủng hoảng tài chính toàn cầu, dẫn đến tính thanh khoản của thị trường chứng khoán thấp nên hiệu quả đầu tư không cao hoặc không có hiệu quả.

– Việc tuân thủ các quy định của Nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại nhiều tập đoàn, tổng công ty chưa cao, chế độ báo cáo thường xuyên, định kỳ chưa đầy đủ, không đúng thời gian quy định, chất lượng báo cáo không đảm bảo yêu cầu, thiếu số liệu để so sánh, đánh giá việc sử dụng vốn, tài sản. Thậm chí một số trường hợp báo cáo thiếu trung thực.

– Chưa kiên quyết xử lý những doanh nghiệp không báo cáo đầy đủ, kịp thời hoặc nhiều năm liên tục có sai sót trong công tác quản lý, điều hành, bị xếp loại doanh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ, làm giảm hiệu lực pháp lý của các chế tài đã được Nhà nước quy định. Một số tổng công ty kinh doanh thua lỗ liên tục, kéo dài nhưng Hội đồng quản trị (nay là Hội đồng thành viên) hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc không bị xử lý trách nhiệm.

III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

Thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo hướng xác định đúng vai trò của doanh nghiệp nhà nước, đổi mới cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, tập trung vào các ngành nghề kinh doanh chính, sắp xếp và tái cơ cấu từng tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo hướng tăng cường minh bạch, hiệu quả, đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.

1. Về cơ chế, chính sách

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá XI; Nghị quyết số 94/NQ-CP ngày 27/9/2011 Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2011; Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 23/02/2010 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 42/2009/QH12 ngày 27/11/2009 của Quốc hội về nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, trong thời gian từ nay đến năm 2015 các Bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao nghiên cứu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách sau:

a) Nghị định của Chính phủ về thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.

Tại Nghị định này, Chính phủ thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp trong công tác đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

b) Nghị định của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu. Đề án này, Bộ Tài chính dự kiến trình Chính phủ Quý IV/2011.

Nội dung cơ bản của Nghị định sẽ quy định phạm vi, đối tượng được Nhà nước đầu tư vốn, hình thức đầu tư vốn; quy định về quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu, trong đó quy định rõ ràng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng vốn tài sản của doanh nghiệp, việc huy động vốn, đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp, việc phân phối thu nhập… trong đó quy định các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu không được đầu tư vào những lĩnh vực: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán. Các doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh vực này có trách nhiệm hoàn thành việc thoái vốn trước ngày 31/12/2015.

Sau khi thực hiện từ 2 – 3 năm, Chính phủ sẽ tổng kết rút kinh nghiệm để nghiên cứu trình Quốc hội ban hành Luật Đầu tư vốn nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

c) Nghị định của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

d) Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần thay thế Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 nhằm tháo gỡ, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

đ) Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 quy định việc áp dụng Luật cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh đạo công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước.

e) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; Cơ chế giám sát tài chính đối với các tập đoàn, tổng công ty lớn; Quy định cụ thể chế độ báo cáo và công khai, minh bạch kết quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Đề án này, Bộ Tài chính đã cơ bản hoàn thành, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12/2011.

Quy chế sẽ khắc phục những bất cập trước đây và đạt được những mục tiêu đó là: đánh giá được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, phát hiện nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến rủi ro về tài chính để cảnh báo với cơ quan chủ sở hữu vốn của doanh nghiệp, đồng thời gắn quyền lợi và trách nhiệm của từng chủ thể trong việc giám sát doanh nghiệp.

g) Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.

h) Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 32 phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp do Nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước và sẽ hoàn thành việc phê duyệt đối với các đơn vị còn lại trong năm 2011.

Ngoài ra, các Bộ, ngành chức năng cần nghiên cứu để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các các cơ chế, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế, để các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, bình đẳng như các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, như: quy định về sản xuất và cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích; quy định về tiền lương, thưởng đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu.

i) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng Đề án Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước trình Chính phủ trong quý I/2012 phê duyệt để triển khai từ năm 2012.

k) Sắp xếp, tái cơ cấu từng tập đoàn, tổng công ty lớn, đánh giá và xác định lại vị trí của từng tập đoàn, tổng công ty trong từng ngành cụ thể.

Các quy định trên sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành sẽ tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp an ninh, quốc phòng, cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích do Nhà nước làm chủ sở hữu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

2. Tổ chức thực hiện

Tiếp tục xác định vai trò, vị trí của doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu mà nòng cốt là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trong nền kinh tế. Trong đó:

a) Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; các doanh nghiệp an ninh, quốc phòng do Nhà nước làm chủ sở hữu cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích có trách nhiệm sản xuất, cung ứng các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững.

b) Xây dựng Quy chế quản lý tài chính của tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực thi nghiêm các quy định về giám sát tài chính, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các rủi ro về tài chính. Chấp hành chế độ báo cáo tài chính theo nguyên tắc công khai, minh bạch tình hình tài chính của doanh nghiệp ra công chúng.

c) Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm và phương án sản xuất kinh doanh hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

d) Từng tập đoàn, tổng công ty nhà nước xây dựng đề án tái cấu trúc trên cơ sở đề án được Chính phủ phê duyệt.

đ) Rà soát, điều chỉnh lại danh mục đầu tư, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động để điều chỉnh cho phù hợp với nhiệm vụ, chiến lược phát triển ngành nghề kinh doanh được chủ sở hữu giao.

e) Tập trung nguồn vốn đầu tư các công trình trọng điểm để phát huy tối đa hiệu quả các dự án, công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Tiếp tục cắt giảm hoặc dừng việc mua sắm, xây dựng trụ sở mới, đất đai, bất động sản, phương tiện, thiết bị phục vụ gián tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh để tập trung nguồn lực cho các dự án có hiệu quả, cần thiết cho xã hội.

g) Thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo ra những hàng hoá tốt, mang “thương hiệu Việt”, có tính cạnh tranh cao để thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Củng cố năng lực quản trị doanh nghiệp. Chủ động đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu.

3. Về sắp xếp lại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ và các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu

a) Các Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg ngày 4/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước để chỉ đạo và thực hiện kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp thuộc mình quản lý giai đoạn 2011 – 2015 theo đề án phê duyệt tổng thể của Thủ tướng Chính phủ.

Đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, kể cả các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ. Chỉ duy trì những doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực then chốt; làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng; cung ứng các dịch vụ, sản phẩm công ích thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không thể tham gia.

b) Các Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ với tư cách là chủ sở hữu vốn tại các doanh nghiệp đã cổ phần hoá tiếp tục rà soát, bán bớt hoặc bán hết vốn tại các doanh nghiệp không cần duy trì vốn góp, tập trung nguồn vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính được chủ sở hữu vốn giao.

c) Các tổng công ty, công ty mẹ, các công ty TNHH một thành viên độc lập có quy mô nhỏ nếu chưa thực hiện cổ phần hoá hoặc không thuộc diện cổ phần hoá, thì thực hiện sáp nhập vào các tập đoàn, tổng công ty có cùng ngành nghề để trở thành các tập đoàn kinh tế có quy mô lớn, đủ mạnh để thực hiện sản xuất kinh doanh, cạnh tranh theo cơ chế thị trường và thực hiện các nhiệm vụ của chủ sở hữu giao.

Trên đây là nội dung báo cáo của Chính phủ về thực trạng hoạt động của tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2006 – 2010 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2011 – 2015.

Burning–Maria Arredondo

Passion is sweet
Love makes weak
You said you cherished freedom so
You refused to let it go

Follow your faith
Love and hate
Never failed to seize the day
Don’t give yourself away

Oh when the night falls
And your all alone
In your deepest sleep
What are you dreaming of

My skin’s still burning from your touch
Oh I just can’t get enough
I said I wouldn’t ask for much
But your eyes are dangerous
So the thought keeps spinning in my head
Can we drop this masquerade
I can’t predict where it ends
If you’re the rock I’ll crush against

Trapped in a crowd
Music’s loud
I said I loved my freedom too
Now im not so sure i do

All eyes on you
Wings so true
Better quit while you’re ahead
Now I’m not so sure I am

Oh when the night falls
And you’re all alone
In your deepest sleep
What are you dreaming of

My skin’s still burning from your touch
Oh I just can’t get enough
I said I wouldn’t ask for much
But your eyes are dangerous
So the thought keeps spinning in my head
Can we drop this masquerade
I can’t predict where it ends
If you’re the rock I’ll crush against

My soul, my heart
If your near or if your far
My life, my love
You can have it all

Oh when the night falls
And your all alone
In your deepest sleep
What are you dreaming of
My skin’s still burning from your touch
Oh I just can’t get enough
I said I wouldn’t ask for much
But your eyes are dangerous
So the thought keeps spinning in my head
Can we drop this masquerade
I can’t predict where it ends
If you’re the rock I’ll crush against

If you’re the rock i’ll crush against

– Làm tài liệu báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam – Hàn Quốc 2011 và dự báo 2012 (tháng 3)

– Xây dựng chương trình hợp tác với Bộ Tài chính Hàn Quốc 2012 cho sếp Bích ký (tháng 3)

– Chuẩn bị thỏa thuận hợp tác với Bộ tài chính Hàn Quốc 2013-2015 (tháng 3)

– Chuẩn bị cho lễ ký thỏa thuận hợp tác với Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc (tháng 3)

– Chuẩn bị đón đoàn Bộ trưởng Tài chính Hong Kong sang thăm Việt Nam (tháng 4)

– Chuẩn bị và đi cùng đoàn thứ trưởng Hiếu đi Indonesia và Philippines (đầu tháng 3)

– Chuẩn bị nội dung cho Bộ trưởng theo Thủ tướng tham dự hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân lần 2 (tháng 3)

– Sắp xếp chương trình làm việc của thứ trưởng Hà với KIS Hàn Quốc (đầu tháng 3)

– Chuẩn bị và tham gia đoàn Bộ trưởng theo Tổng bí thư đi Cuba và Brazil (2 tuần đầu tháng 4)

– Chủ trì phối hợp tổ chức hội thảo “Thách thức kinh tế tài chính toàn cầu” với ADB và KAMCO (cuối tháng 4)

– Tham gia ban đàm phán thí điểm Thỏa thuận giá trước với Samsung Vina (dài hơi, sẽ kéo dài khoảng 2 năm)

– Chuẩn bị cho đoàn thứ trưởng Hiếu đi Hàn Quốc và Nhật Bản để khảo sát kinh nghiệm xây dựng luật dự trữ quốc gia (tháng 5)

Mình cũng làm được nhiều việc đấy chứ :>

Mỗi tội tháng 3 hình như chưa có cái cuối tuần nào trọn vẹn :( Toàn phải tới cơ quan làm, hoặc là lúc í đang ngồi trên máy bay :((

 

(Nguồn: Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính)

         VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ

Tăng trưởng kinh tế năm 2011 thấp do xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng trong dài hạn và chính sách kinh tế vĩ mô chặt chẽ nhằm kiểm chế lạm phát. Mặc dù tăng trưởng giảm nhưng lạm phát vẫn ở mức cao do chính sách tiền tệ thắt chặt chưa phát huy hết tác dụng và tâm lý kì vọng lạm phát chưa được ổn định.

          Tăng trưởng kinh tế

Bước sang năm 2011, đà phục hồi của nền kinh tế trong năm 2010 bị gián đoạn. Tăng trưởng GDP của năm 2011 là 5,89%, thấp hơn mức 6,78% của năm 2010 và thấp hơn nhiều mức tiềm năng 7,3% (Viện CL&CSTC) của nền kinh tế cũng như mức tăng trưởng 7,9% của các nước đang phát triển ở châu Á trong năm 2011. Tăng trưởng giảm sút chủ yếu do giảm sút của khu vực công nghiệp & xây dựng và dịch vụ, nhất là các ngành chịu ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tín dụng: tài chính – tín dụng, xây dựng, kinh doanh tài sản & dịch vụ tư vấn.[1]

Tình hình tăng trưởng của từng khu vực kinh tế trong năm 2011 cụ thể như sau:

          Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tốc độ tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2011 là 4%, cao hơn nhiều mức 2,78% của năm 2010 và xấp xỉ mức tăng trưởng trước của thời kì trước khủng hoảng. Tốc độ tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản được sự đóng góp của cả ba ngành, cụ thể là nông nghiệp tăng trưởng 3,7% (so với mức 2,4% năm 2010), lâm nghiệp tăng trưởng 5,0% (so với mức 3,9% năm 2010) và thủy sản tăng trưởng 5,5% (so với mức 4,4% năm 2010). Nguyên nhân là nông nghiệp gặp điều kiện thuận lợi về thời tiết và giá hàng hóa thế giới. Theo dự tính của IMF, giá hàng hóa thế giới không kể dầu năm 2011 tăng 11%.

Sang tháng 1/2012, tình hình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản trong tháng đầu năm tương đối ổn định và tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

          Công nghiệp và xây dựng

Tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2011 là 5,53%, thấp hơn mức 7,7% của năm 2010 và thấp hơn nhiều mức tăng trưởng trên 10% trung bình giai đoạn 200-2007. Như vậy, kể từ năm 2008, tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng luôn thấp hơn khu vực dịch vụ. Khi ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 7,43%, cao hơn mức 7,03% của năm 2010, sự giảm sút của công nghiệp và xây dựng trong năm 2011 hoàn toàn do giảm sút của ngành xây dựng khi ngành này chỉ đạt tốc độ tăng trưởng âm 0,97% (năm 2010 khu vực này tăng trưởng đến 10,06%). Trong điều kiện công nghiệp khai thác tiếp tục có mức tăng trưởng âm, công nghiệp duy trì được tốc độ tăng trưởng trong năm 2011 là do công nghiệp chế biến khi ngành này (chiếm 57,3% toàn ngành công nghiệp) duy trì được độ tăng trưởng xấp xỉ năm 2010. Một trong những lý do công nghiệp chế biến duy trì được tốc độ tăng trưởng là do xuất khẩu của ngành này tăng mạnh trong năm 2011, ở mức 23,7%.

Sang tháng 1/2012, do tháng 1/2012 là tháng Tết (trong khi Tết năm ngoài vào tháng 2/2011) nên chỉ số sản xuất công nghiệp đã giảm giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước.

Xét về cơ cấu, khu vực công nghiệp và xây dựng được đặc trưng bởi xu hướng giảm tỷ trọng của ngành công nghiệp khai thác và tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến. Nếu như năm 1995 tỷ trọng của ngành khai thác là 18% thì tỷ trọng này chỉ còn 9% vào năm 2011. Trong khi đó, cũng trong giai đoạn trên, tỷ trọng của ngành chế biến đã tăng từ 52% lên 62%. Ngoài ra, riêng trong năm 2011, đã có sự sụt giảm nhẹ của ngành xây dựng khi ngành này chiếm tỷ trọng 21%, so với mức 23% của năm 2010.

          Dịch vụ

Tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ năm 2011 là 6,99%, thấp hơn mức 7,52% của năm 2010. Dịch vụ giảm sút tăng trưởng là do giảm sút của hầu hết các ngành dịch vụ, nhất là ngành kinh doanh bất động sản. Tốc độ tăng trưởng của ngành kinh doanh bất động sản trong năm 2011 chỉ ở mức 1,8%, so với mức thấp 2,6% của năm 2010, do tín dụng cho khu vực bất động sản bị thắt chặt. Ngành khách sạn và nhà hàng cũng giảm tốc độ tăng trưởng từ 8,7 (2010) xuống 7,1% (2011) do tình hình kinh tế thế giới đình trệ đã khiến số khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2011 chỉ tăng 19,1%, thấp hơn nhiều mức tăng 34,8% của năm 2010.

          Tổng cầu

Tăng trưởng giảm chủ yếu do cầu nội địa khi tiêu dùng và đầu tư trong nước giảm

          Tiêu dùng

Tốc độ tăng (đã loại trừ yếu tố giá) của doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2011 là 4,7%, thấp hơn đáng kể mức tăng 14% của năm 2010 và thậm chí thấp hơn mức 11% của năm 2009. Nguyên nhân chính làm giảm tiêu dùng là lạm phát cao làm giảm thu nhập thực tế của người tiêu dùng giảm và cho vay tiêu dùng giảm.[2]

          Đầu tư

So với năm 2010, tỷ lệ trên GDP của tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 20111 giảm từ 41,9% xuống 34,6%; trong đó, đầu tư của khu vực nhà nước giảm từ 18,5% xuống 13,5% (trong đó đầu tư từ NSNN giảm từ 8,6% xuống 7,0%), của khu vực tư nhân giảm từ 15,1% xuống 12,2%. Nếu sự sụt giảm đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước là do chủ trương tài khóa chặt chẽ, sự sụt giảm đầu tư của khu vực đầu tư tư nhân có thể do lãi suất cao và sự sụt giảm của đầu tư nhà nước.

Về cơ cấu đầu tư, tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước tiếp tục xu hướng giảm từ năm 2009 trong khi tỷ trọng của khu vực tư nhân vẫn giữ ổn định và của khu vực nước ngoài tăng đột biến trong năm 2011. Tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư của Nhà nước đã giảm từ 44,1% xuống 38,9. Trong khi đó tỷ trọng đầu tư của khu vực nước ngoài tăng từ 18,8% lên 25,8%.

Trái với vốn đầu tư trong nước, so với năm 2010, vốn FDI đã tăng trong năm 2011. Tỷ lệ trên GDP của vốn FDI đã tăng từ 7,9% lên 9%. Tuy nhiên, tốc độ tăng vốn FDI có xu hướng giảm khi vốn FDI thực hiện trong năm 2011 đạt khoảng 11 tỷ USD, tăng 1% so với năm 2010, thấp hơn mức tăng gần 10% của năm 2010. Vốn FDI đăng kí trong năm 2011 thậm chỉ giảm 24% so với năm 2010.[3] Xu hướng trên cho thấy sức hấp dẫn của Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài đang có dấu hiệu giảm.

Xu hướng giảm sút đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục trong tháng 1/2012, khi số vốn đăng kí chỉ đạt 37,3 triệu USD, bằng 2,5% cùng kỳ năm trước;[4] số vốn thực hiện chỉ cũng chỉ đạt 400 triệu USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, tình hình trên có thể do tháng 1/2012 là tháng Tết.

          Xuất, nhập khẩu

Xuất khẩu năm 2011 đạt 96,3 tỷ đô la Mỹ, tăng 33,3% so với năm 2010, cao hơn nhiều mức tăng 25,5% của 2010. Giá thế giới tăng là nguyên nhân chính giúp tăng xuất khẩu trong năm 2011. Chẳng hạn, trong mức tăng giá trị xuất khẩu, yếu tố giá đóng góp 94,4% đối với mặt hàng cà-phê, 91,2% đối với mặt hàng dầu thô và 87,7% đối với mặt hàng cao su. Tính riêng các nhóm hàng xuất khẩu có thống kê về lượng thì yếu tố tăng giá đóng góp 83,3% trong tăng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011. Như vậy, thành tích tăng kim ngạch xuất khẩu là không chắc chắn, có thể bị đảo ngược khi giá hàng hóa thế giới giảm.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 24,67 tỷ USD tăng lên về kim ngạch xuất khẩu của năm 2011 (so với năm 2010), nhóm hàng công nghiệp chế biến đóng góp 69,3% (tương ứng 17,11 tỷ USD). Trong mức tăng trên của nhóm hàng công nghiệp chế biến, các nhóm hàng điện thoại & linh kiện, dệt may và giày dép chiếm hơn 51,7% (tương ứng 8,84 tỷ USD). Do ba nhóm hàng trên chủ yếu được xuất sang Mỹ và Châu Âu, hai thị trường này có vai trò rất lớn đối với tăng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011.

Nhập khẩu năm 2011 đạt 105,8 tỷ đô la Mỹ, tăng 24,7% so với cùng năm trước, cao hơn mức tăng 20,1% của năm 2010. Nhập khẩu tăng cũng chủ yếu do tăng giá hàng hóa thế giới. Chẳng hạn, trong mức tăng giá trị nhập khẩu, yếu tố giá đóng góp 82% đối với mặt hàng xăng dầu, 77,4% đối với mặt hàng chất dẻo; mặt hàng sắt thép mặc dù giảm 20,8% về lượng nhập khẩu nhưng do giá tăng nên giá trị nhập khẩu vẫn tăng 1,9%. Tính riêng các nhóm hàng nhập khẩu có thống kê về lượng thì yếu tố tăng giá đóng góp đến 97,8% trong tăng kim ngạch nhập khẩu.

Nhờ tình hình xuất khẩu khả quan, nhập siêu 2011 chỉ ở mức 9,5 tỷ đô-la Mỹ giảm 24,6% so với năm 2010. Như vậy, tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu của năm 2011 chỉ là 9,9%, so với mức 17,5% của năm 2010 và tiếp tục xu hướng giảm kể từ năm 2007. Tuy nhiên, tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn còn điểm đáng lo ngại là Việt Nam ngày càng nhập khẩu nhiều hơn từ Trung Quốc. Trong năm 2011, nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc (13,5 tỷ USD) chiếm tới 137% tổng nhập siêu (con số này năm 2010 chỉ là 100%).

Sang tháng 1/2012, mặc dù trùng vào dịp lễ hội Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, kim ngạch xuất vẫn đạt khoảng 6,5 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2011. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu ước khoảng 6,6 tỷ USD, giảm gần 6% so với cùng kỳ năm trước. Do xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm, nhập siêu trong tháng chỉ ước khoảng 100 triệu USD, là mức thấp nhất trong 12 tháng gần đây. Đây là dấu hiệu hết sức tích cực trong cải thiện tình hình nhập siêu ở Việt Nam.

          Lạm phát

Bước sang năm 2011, lạm phát đã liên tục gia tăng trong nửa đầu năm, gây nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô. Tháng 8/2011, tỷ lệ lạm phát so cùng kì năm trước đã lên tới 23%, cao hơn hẳn mức lạm phát 19,9% của năm 2008. Trước tình hình trên, Chính phủ đã có Nghị quyết số 11/NQ-CP (ngày 24/02/2011), đề ra 6 nhóm giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó tập trung vào kiềm chế lạm phát. Nhờ thực hiện quyết liệt những giải pháp trên, tình hình lạm phát đã được cải thiện trong cuối quý 3/2011 khi tốc độ tăng CPI hàng tháng bắt đầu giảm từ tháng 8/2011 và duy trì ở mức dưới 1% cho đến cuối năm. Sang tháng 1/2012, mặc dù là tháng Tết, chỉ số giá CPI cũng chỉ tăng 1% so với tháng trước. Nếu loại trừ nhóm lương thực thực phẩm, CPI tháng 1/2012 chỉ tăng là 0,99% so với tháng trước (thấp hơn mức 1,31% của tháng 1/2011).

Tuy nhiên, với tỷ lệ lạm phát 18,13%, nếu không tính năm 2008, năm 2011 là năm có mức lạm phát cao nhất kể từ năm 1992. Nếu so với mức lạm phát của tháng 11/2011 của các nước được thống kê bởi Tradingeconomics, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam chỉ đứng sau Kenya và Venezuela là hai nước có tỷ lệ lạm phát là 18,91% và 27,7%. Như vậy, từ năm 2007, lạm phát có chiều hướng mất ổn định hơn và biểu hiện tính chu kì. Chu kì này vào khoảng 3 năm khi tỷ lệ lạm phát đã lên đến đỉnh điểm vào tháng 8/2008 (28,23%) và tháng 8/2011 (23,02%).[5]

Nguyên nhân của tình trạng lạm phát cao trong năm 2011 về cơ bản là do tiền tệ đã được nới lỏng trong một thời gian dài. So với các nước trong khu vực, tốc độ tăng cung tiền M2 của Việt Nam khá cao. Tính trung bình giai đoạn 2000-2010, tốc độ tăng cung tiền M2 của Việt Nam dẫn đầu với mức tăng 31,4%, sau đó là của Trung Quốc (17,8%), Inđônêxia (13%), Philipin (10,2%), Malaysia (8,7%) và Thái Lan (6,2%). Riêng năm 2010, tốc độ tăng cung tiền của Việt Nam thậm chí lên tới 33,3%. Do cung tiền tăng nhanh nên tỷ lệ cung tiền M2 trên GDP của Việt Nam tăng lên rất nhanh. Từ sau khủng hoảng tài chính 1997-1999, trong khi các nước trong khu vực có xu hướng duy trì ổn định tỷ lệ cung tiền trên GDP thì tỷ lệ này luôn có xu hướng tăng ở Việt Nam. Nếu như năm 2000 tỷ lệ cung tiền M2 trên GDP của Việt Nam chỉ là 50,5% thì tỷ lệ này đã lên tới 140,8% vào năm 2010. Đồng thời, tỷ lệ tín dụng trên GDP cũng tăng nhanh, từ 39,7% năm 2001 lên 71,2% năm 2005 và 135,8% năm 2010. Tín dụng tăng nhanh đã giúp giới đầu cơ đẩy giá bất động sản tăng cao trong một thời gian dài, đặt nền kinh tế trong trạng thái “bong bóng” bất động sản. Bong bóng bất động sản khuyến khích người dân tiết kiệm ít đi và tiêu dùng nhiều hơn, tạo áp lực cho giá cả.

Bên cạnh đó, tính thiếu tính nhất quán của chính sách tiền tệ đã phần nào tác động tiêu cực đến tâm lý của người dân về lạm phát. Mặc dù hàng năm Quốc hội đề ra giới hạn lạm phát nhưng trên thực tế, các năm 2004, 2005, 2007 và 2008 tốc độ lạm phát thực tế đã cao hơn giới hạn đề ra. Ngoài ra, việc thực hiện điều chỉnh tăng lương, giá điện, xăng dầu theo định kỳ hàng năm cũng khiến gia tăng mức lạm phát kì vọng, góp phần làm tăng lạm phát thực tế. Đồng thời, giá của những loại hàng hóa quan trọng như xăng dầu, điện, than… bị kìm giữ quá lâu, làm thu hẹp không gian chính sách, đến khi buộc phải thực hiện xóa bỏ bao cấp thì lại thực hiện dồn dập vào một thời điểm gây hiệu ứng tâm lý, làm giảm hiệu quả của các giải pháp kiềm chế lạm.

          Thị trường tiền tệ

Lãi suất có xu hướng tăng cao từ đầu năm 2011 do áp lực của lạm phát. Tuy nhiên, trong quý 3/2011, lãi suất cho vay VNĐ có xu hướng giảm, nhưng không nhiều, do can thiệp của NHNN buộc các ngân hàng thực hiện nghiêm chỉnh quy định về trần lãi suất 14% và thành lập nhóm 12 ngân hàng lớn để ổn định thị trường.

Lãi suất liên ngân hàng, so với cuối năm 2011, tăng mạnh trong quý 1/2011, sau đó giảm nhẹ trong hai quý tiếp theo và đột ngột tăng cao vào thời điểm cuối năm 2011. Lãi suất liên ngân hàng tăng trong năm 2011 có nhiều khả năng là do khi trần lãi suất được giữ nghiêm ở mức 14% nhiều ngân hàng nhỏ sẽ gặp khó khăn khi đi huy động vốn nên phải vay trên thị trường liên ngân hàng. Nhưng sau đó với động thái bơm ròng 22.000 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất liên ngân hàng đã giảm trong tháng 9/2011.  Tuy nhiên, vào thời điểm cuối năm khi nhu cầu thanh toán tăng lên lãi suất liên ngân hàng đã tăng cao trở lại.

Ngoài vấn đề lãi suất tăng cao, còn một hiện tượng đáng chú ý là đường cong lãi suất bị đảo ngược đối với lãi suất liên ngân hàng kì hạn 6 tháng và 12 tháng. Hiện tượng trên có thể phản ánh kì vọng của các ngân hàng lãi suất sẽ giảm trong tương lai (khi lạm phát giảm) hoặc việc các ngân hàng sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn mà nguyên nhân có thể do với lãi suất trần 14% các ngân hàng buộc phải huy động tiền gửi ngắn hạn để giữ khách.

          Cán cân thanh toán

Do nhập siêu trong năm 2011 được cải thiện cùng với lượng kiều hối dự kiến đạt mức 9 tỷ USD nên có thể thâm hụt cán cân vãng lai sẽ giảm so với năm 2010. Nhờ đó năm 2011 có thể thặng dư 3,1 tỷ USD, cải thiện đáng kể so với mức thâm hụt 8,9 tỷ USD và 1,8 tỷ USD của năm 2010 và 2011.

          Thị trường ngoại hối

So với năm 2010, tỷ giá nhìn chung được duy trì ổn định hơn trong năm 2011 nhờ những biện pháp quản lý thị trường, kinh doanh thu đổi ngoại tệ cũng như những thuận lợi về cán cân thanh toán. Sau lần điều chỉnh tăng 9,3% vào tháng 2/2011, đến cuối năm 2011 tỷ giá liên ngân hàng chỉ tăng 0,7%, thấp hơn so với tăng 5,5% của năm 2010. Thị trường ngoại hối tiếp tục giữ ổn định trong tháng 1/2012.

Tuy nhiên, do lạm phát cao trong năm 2011 nên mặc dù tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh tăng đồng Việt Nam vẫn tăng giá thực 3,2% trong năm 2011, tiếp tục xu hướng tăng giá thực kể từ năm 2004. Xu hướng tăng giá thực làm tăng kì vọng về giảm giá danh nghĩa của đồng Việt Nam, khiến tình trạng găm giữ ngoại tệ càng phổ biến và dự trữ ngoại hối giảm sút.

          Thị trường tài sản

Thị trường chứng khoán trong năm 2011, nhìn chung vẫn trong xu hướng giảm điểm từ năm 2010. Tính tới thời điểm cuối năm 2011, chỉ số VnIndex đã giảm đến 28% trong năm 2011. Đồng thời, thị trường bất động sản cũng khá trầm lắng trong năm 2011, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu và những vụ vỡ nợ gia tăng khi tín dụng được thế chấp bởi bất động sản. Tình hình trên là do chủ trương siết chặt tín dụng với khu vực phi sản xuất, trong đó có bất động sản và kinh doanh chứng khoán.

          CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ

          Khuôn khổ chính sách kinh tế vĩ mô

Bước sang năm 2011, do tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều dấu hiệu bất ổn, nhất là tình hình lạm phát. Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP (ngày 24/02/2011) về những giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và cắt giảm nhập siêu. Đây là văn bản thể hiện quyết tâm của Chính phủ thực hiện thắt chặt chính sách kinh tế vĩ mô. Các giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 11 bao gồm:

– Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 – 16%; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán.

– Tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân trước hết là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng.

– Tăng thu NSNN 7-8% so với dự toán, tiết kiệm chi thường xuyên, giảm bội chi ngân sách nhà nước năm 2011 xuống dưới 5% GDP.

– Không mở rộng đối tượng phạm vi bảo lãnh của Chính phủ, bảo đảm dư nợ Chính phủ, dư nợ công, dư nợ nước ngoài trong giới hạn an toàn và an toàn tài chính quốc gia, giảm tối thiểu 10% kế hoạch tín dụng đầu tư từ nguồn vốn tín dụng nhà nước, cắt giảm các dự án đầu tư ngoài lĩnh vực sản xuất của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước

– Kiểm soát nhập khẩu để hạn chế nhập siêu.

           Chính sách tài khóa

Tình hình NSNN trong năm 2011 nhìn chung diễn biến theo chiều hướng tích cực khi bội chi ngân sách giảm xuống 4,9% GDP, thấp hơn nhiều mức thâm hụt 5,6% GDP của NSNN năm 2010. Tính đến 31/12/2011 dự kiến nợ công là 54,6% GDP (so với mức 57,3% GDP năm 2010), nợ chính phủ là 43,6% GDP (so với mức 45,7% GDP năm 2010) và nợ quốc gia là 41,4% GDP (so với mức 42,2% GDP năm 2010).

Chính sách tài khóa trong năm 2011 đã thể hiện rõ chủ trương thắt chặt so với năm 2010. Cụ thể là, so với năm 2010, trong năm 2011 tỷ lệ trên GDP của chi đầu tư phát triển đã giảm từ 8,6% xuống 6,9%.

          Chính sách tiền tệ

Trong năm 2011, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, tăng trưởng tín dụng và cung tiền đều ở mức rất thấp so với các năm trước. Cụ thể, tín dụng tăng ở mức 12%, so với mức 29,8% của năm 2010 và cung tiền tăng ở mức 10%, so với mức 25,3% của năm 2010. Tuy nhiên, việc điều hành chính sách tiền tệ vẫn chưa thực sự nhất quán khi trong tháng 8/2011 cung tiền đã bất ngờ tăng tới 5,56% so với tháng trước. Sau đó, trong tháng 9/2011, NHNN cũng đã bơm ròng 22.000 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở để ổn định lãi suất liên ngân hàng. Động thái trên của NHNN là nhằm giúp các ngân hàng thực hiện quy định về trần lãi suất huy động 14%. Tuy nhiên, chủ trương này có thể ảnh hưởng đến những nổ lực kiềm chế lạm phát.

Việc áp dụng trần lãi suất cũng cho thấy khả năng của NHNN trong điều hành lãi suất thông qua cung tiền và thị trường mở bị hạn chế. Trong điều kiện lạm phát lên tới 18% thì việc áp dụng trần lãi suất 14% là rất khó thực hiện, buộc các ngân hàng phải tìm đủ mọi cách để “lách” quy định.

          Chính sách tỷ giá

Điều hành tỷ giá trong năm 2011 về cơ bản là đúng hướng, giúp tình hình xuất khẩu trong năm rất khả quan. Tuy nhiên, cần lưu ý xu hướng đồng Việt Nam lên giá thực, có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu về lâu dài. Xu hướng tăng giá thực cũng làm tăng kì vọng về giảm giá danh nghĩa của đồng Việt Nam, làm gia tăng tình trạng găm giữ ngoại tệ và theo đó ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Ngoài ra, chủ trương ổn định tỷ giá ổn định có thể khuyến khích các khoản vay bằng ngoại tệ, được xem là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở Thái Lan năm 1997. Thực tế, trong năm 2011 tín dụng ngoại tệ đã tăng 18,7%, trong khi tín dụng VND chỉ tăng 10,2%.

          DỰ BÁO KINH TẾ 2012

          Lạm phát giảm nhưng khó có khả năng giảm mạnh

Lạm phát trong năm 2012 sẽ giảm so với năm 2011 do: (i) ảnh hưởng của chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ trong năm 2011 và (ii) giá dầu trong năm 2012 được dự báo chỉ tăng 0,3%, so với mức 13,4% của năm 2011 (IMF). Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát trong năm 2012 sẽ chưa thể giảm mạnh so với năm 2010 do áp lực của lộ trình điều chỉnh tăng giá điện, điều hành giá xăng dầu theo thị trường và tỷ giá tăng cũng như yếu tố tâm lí của người dân. Do đó, mục tiêu lạm phát dưới 10% trong năm 2012 sẽ đòi hỏi nỗ lực rất lớn và chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ cần tiếp tục trong năm 2012, với sáu nhóm giải pháp đề ra trong Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ.

          Tăng trưởng kinh tế khó khăn hơn

Bên cạnh sức ép lạm phát, kinh tế trong năm 2012 sẽ khó khăn hơn so với năm 2011 do hai lí do. Thứ nhất,  giá hàng hóa thế giới không kể dầu được IMF (2012) dự báo sẽ giảm 5,6% trong năm 2012. Khi xuất khẩu trong năm 2011 tăng chủ yếu do yếu tố giá thì xu thế trên có thể ảnh hưởng mạnh đến xuất khẩu trong năm 2012. Thứ hai, vấn đề nợ công của Châu Âu chưa được giải quyết có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu của thị trường Châu Âu và Mỹ đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2012.

PHỤ LỤC

Chỉ tiêu

 

 

2012

 

2010

2011

Tháng 1

Dự báo Q1*

Dự báo cả năm

Tăng trưởng, % tăng GDP so cùng kì

6,78

5,89

6,0

6,0-6,5

Xuất nhập khẩu, tỷ đô-la Mỹ

– Xuất khẩu

71,6

96,3

6,5

23-24,5

108,8

– Nhập khẩu

84

105,8

6,6

24-25,5

120,8-121,9

– Nhập siêu

12,4

9,5

0,1*

1 -1,5

12-13

So với xuất khẩu (%)

17,3

9,9

2

5-6

11-12

Lạm phát, % tăng CPI so cùng kì năm trước

11,75

18,13

17,3

13,64

<10%

Bội chi NSNN, tỷ đồng

109,46

121,5

So với GDP (%)

5,6

4,9

<4,8


Nguồn: Tổng cục Thống kê, Nghị quyết về “Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2012” của Quốc hội. Chú thích: *Dự báo của Viện CL&CSTC


[1] Tính đến 31/8/2011, dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán giảm 43%, cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản giảm 10% (Bộ Kế hoạch Đầu tư).

[2] Tính đến 31/8/2011, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giảm 23,1% so với cuối năm 2010 (Bộ Kế hoạch Đầu tư).

[3] Nguồn: Bộ Công thương

[4] Trong đó, vốn đăng ký của 25 dự án được cấp phép mới đạt 29,5 triệu USD, bằng 33,8% số dự án và bằng 2,4% số vốn so với cùng kỳ năm 2011; vốn đăng ký bổ sung của 5 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước với 7,8 triệu USD.

[5] Nếu theo chu kì này, tỷ lệ lạm phát sẽ theo xu hướng giảm cho đến tháng 7/2012, trước khi đảo chiều.

Trên linkhay có hai bạn đang cãi nhau rất hăng. Một bạn thì khăng khăng nói Chùa Phúc Khánh thực ra là Tổ đình Phúc Khánh, là cái đình chứ không phải cái chùa. Thông tin này bạn nghe được từ các thầy ở trong Tổ đình Phúc Khánh nói. Còn bạn khác (đã ngồi viết sớ trong chùa) thì lại khẳng định cả trên biển tên lẫn trên lá sớ đều ghi là 福庆寺 (Phúc Khánh Tự – chùa Phúc Khánh). Cãi nhau ỏm củ tỏi lên làm mình (người vô tình có comment trong post) bị dính notification liên tục.

Để chấm dứt tranh cãi, tớ hỏi google: “Tổ đình là gì?”. Google tiếng việt không có câu trả lời. Tức khí tớ hỏi google tiếng trung và ra kết quả là:

祖庭

佛教特指开创各大宗派的祖师即初祖所居住、弘法布道的寺院。

Dịch nghĩa:

Tổ đình

Phật giáo chỉ ngôi chùa nơi mà tổ sư hoặc sơ tổ khai sáng ra các đại tông phái sống và truyền bá đạo pháp.

Tóm lại là cuộc tranh cãi của các bạn trên linkhay có thể kết thúc lại bằng một câu: Chùa và Tổ đình là một, và Tổ đình hoàn toàn không phải là cái đình để thờ thánh như một bạn vẫn bảo bạn kia “tự đi mà hỏi các thầy trong đình” hay “Hà Nội làm gì có cái gọi là chúa Phúc Khánh”.

Trước đây tớ cực cực cực không thích trang điểm, can tội da mặt khô, oánh lên trông rất chi là lộ liễu, lại còn bị bong da nữa, mốc mặt nữa, nói chung là không đánh thì trông còn đỡ hơn :( Thế là suốt ngày chỉ hô khẩu hiệu: mặt mộc tự nhiên cho nó trẻ :p Rồi lấy đủ lí do là trang điểm hại da thế nọ thế chai, tìm mọi cách bài xích trò trang điểm :”>

Nhưng giờ xét thấy mình cũng 25 tuổi rồi (tính tuổi các cụ là 26 rồi), già rồi, nên phải để ý hơn. Với cả ngày ngày đi làm, thấy các chị ai cũng trang điểm đàng hoàng (thậm chí còn hơi quá kĩ càng) thì tớ dần dần mất tự tin :”> Ngày nào cũng phải gặp mặt với một đống khách nước ngoài, rồi đi ngoại giao nọ kia, tự dưng tớ thấy trang điểm là tối cần thiết >.<

Thế là tớ bắt đầu công cuộc tim kiếm các sản phẩm trang điểm phù hợp. Nói thì dễ lắm, nhưng vào cuộc rồi mới thấy nan giải. Đợt vừa rồi trước khi được sang Hàn Quốc, tớ đã tìm hiểu các loại mĩ phẩm của xứ kim chi, nào là The Face Shop ư, Nature Republic ư, Missha ư, nói chung là quá nhiều, mà không tài nào biết được cái gì dùng vào việc nào. Sau khi phân tích và mổ xẻ, nhận thấy mình nên dùng loại gì càng đơn giản càng tốt, tớ chọn BB cream. Nhưng than ôi, dùng chẳng thích gì cả, trông mặt vẫn lộ rõ là đang trang điểm. Lại còn nghe thiên hạ nói BB cream có một đống nhược điểm là chứa hóa chất độc hại (petrolatum, paraben gì gì đó), gây bí da, blah blah nên nghỉ luôn.

Một ngày nọ, vô tình tớ lạc vào topic Mineral makeup của ttvnol :”> Tớ thích một gương mặt sáng khỏe rạng rỡ nhưng không lộ liễu, và theo những nhận xét của các chị trên diễn đàn thì MMU hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn mà tớ cần: không hại da này, nhẹ nhàng tự nhiên này :”>

Vậy là hạ quyết tâm, nhân dịp chị Giang Anh phòng tớ đi Pháp 2 tuần, tớ gửi luôn chị í mua cho bộ Get started kit của BareEscentuals, dòng MMU cao cấp nhất (theo các loại comment trên web). Tớ đặt bộ màu Medium cơ (vì nghĩ làn da châu Á của mình dù có trắng hơn mọi người tí chút nhưng vẫn chỉ tính là medium với dân châu Âu thôi), nhưng chị í mang về bộ màu Light. Hơi bối rối tí, nhưng sau khi lấy chổi quẹt quẹt lên mặt thì lại thấy màu Light rất chi là hợp với mình :”> Ưng ơi là ưng ấy :”> Đánh đồng chí này lên thấy mình vẫn là mình, nhưng mà da mặt rất láng mượt, không tì vết gì hết, hí hí :”>

Bare Escentuals còn có ưu điểm cực lớn nữa là cái hộp. Mineral makeup thường có dạng bột, mà bột thì lại dễ bị đổ tung tóe ra. Cái hộp đựng phấn của BE trông rất xinh, có nắp xoay để ngăn phấn bị tung. Mỗi lần lấy phấn chỉ cần xoay nắp hộp, gõ cộp cộp 2 cái là vừa đủ lượng phấn để dùng cho cả mặt. Tiện dụng ghê gớm :D

Một điều nữa mà mọi người có thể không thích ở MMU, đó là trang điểm phải dùng cọ, hơi lích kích lỉnh kỉnh. Nhưng mà tớ lại thích dùng cọ. Dùng cọ phết lên mặt rất nhẹ nhàng, như kiểu massage da mặt vậy :”> Có hôm tớ cứ ngồi lẩn mẩn lấy cọ ngoáy ngoáy mãi không thôi :”> Từ hồi mê em mineral makeup, tớ lại hay mò mẫm tìm cọ, ao ước cọ M.A.C lắm, nhưng chỉ dám mua cọ Sigma thôi, giờ có trong tay một mớ cọ, còn chưa biết hết công dụng của chúng nó (nếu không nhìn cán cọ). Có lẽ hôm sau phải làm một bài về cọ mất :”>

Đây là trọn bộ tình yêu mới của tớ, tớ mới lần mò MMU nên chỉ có mấy cái này, sau này quyết tâm phải tìm thêm các thứ khác, hí hí:

Prime Time Brightening Foundation Primer: cái này hình như tên thường gọi là base thì phải. Bạn này bóp ra trong suốt ấy, apply lên mặt xoẹt cái đã thấy khô luôn rồi. Mặc dù tớ chẳng thấy bạn í có tác dụng gì lắm (hay tại mình gà mờ nhỉ :-?) nhưng khi nào có nhiều thời gian thì tớ vẫn apply đầy đủ :”>

Bare Minerals Foundation SPF15: bạn này màu rất chi là tiệp màu với da tớ nhe, thích dã man ấy, lúc nào vội tớ chỉ lấy cọ concealer quẹt lên các vết thâm, mụn rồi lấy cọ foundation đánh một lớp phủ lên trên là xong, khỏi cần phải dùng đến các thứ khác nữa :”>

BareMinerals All Over Face Warmth: Ban đầu mở ra thấy nó màu nâu nâu đỏ đỏ tối sầm cả một góc trời, mặt đần thối ra (vì chưa đọc hướng dẫn sử dụng), chẳng biết dùng để làm gì. Giờ thì đỡ ngu hơn rồi, nó dùng để oánh toàn mặt, và cả má nữa, không tạo má hồng mà tạo má màu nâu nâu hồng hào khỏe mạnh :”> Rất chi là thích nhé, nhưng hôm nào lỡ tay thì oánh lên nó thành cái má màu nâu nâu, kiểu trang điểm nude cũng hơi bị hay, có điều vẫn lộ ra là trang điểm nên tớ hem thích lắm :”>

BareMinerals Mineral Veil: Trông nó trắng bóc ra í, trắng thấy sợ luôn, hạt phấn cực cực cực mịn, oánh lên mặt trong veo không thấy gì, chỉ tạo một vẻ bóng khỏe, nói chung là rất thích :”> Đồng chí này oánh bao nhiêu lớp lên mặt cũng được, không sợ bị cakey :”>

bareminerals.jpg.display

 

BareEscentuals chứa Bismunth nên gây kích ứng với một số người, nhưng tớ dùng mấy tháng nay chẳng thấy bị làm sao cả, mừng ghê :”> Mọi người đều nói ngoài giá quá chát, gây kích ứng và ít tông màu hợp với màu da (mà 2 cái cuối tớ đều không bị) thì BareEscentuals quá tốt. Thôi cắn răng mua dùng lâu dài vậy, mà tớ thấy chẳng tốn lắm, hộp foundation có 2g mà tớ dùng hơn 2 tháng, ngày nào cũng oánh mà thấy mới hết gần một nửa, nếu mua hộp 10g chắc dùng cả năm mất :”>

Sắp tới tớ quyết tâm tha về mấy tình yêu nữa:

Bare Escentuals bareMinerals Multi-Tasking Minerals in Bisque: dùng làm foundation cũng được, làm concealer cũng được, nó sẽ giúp che đi các loại khuyết điểm trên da, bao gồm cả vết thâm, đỏ, quầng mắt (mà mấy cái này thì tớ không thiếu, haiz). Cái màu trắng hồng này yêu chết đi được ấy :x

Bare Escentuals bareMinerals Multi-Tasking Minerals in Bisque

Ngoài ra còn các loại phấn má, phấn mắt, nhưng có lẽ với cái độ lười vô đối như của tớ thì cái đống phía trên kia là quá đủ rồi, bao giờ đú đởn thì tha về nghịch thôi, hehe.

1. Application form

2. Complete CV

3. SOP

4. LOR Ms Bich

5. LOR Mr Son

6. Degree

7. Transcript

8. Explanation of grading system

9. IELTS

10. Passport sized photo

11. Photocopy of international passport

12. Certificate of Employer

DONEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

(But somehow I don’t feel very confident…)

Hôm nay quả là một ngày đẹp trời, và vì thế nên có một vụ rất chi là đáng ngạc nhiên xảy ra: ban chấp hành đoàn thanh niên của Vụ đột nhiên yêu cầu mình làm leader cho chương trình sinh hoạt của câu lạc bộ tiếng Anh của Vụ (không biết có phải tại các chị lười quá nên ném việc cho mình hay không). Mình cho rằng đây là một cơ hội tốt (RẤT TỐT, keke) để mình khuấy động phong trào của Vụ lên, mang tiếng Hợp tác quốc tế mà ai nấy cứ suốt ngày cắm đầu làm chẳng chịu ăn chơi nhảy múa gì hết.

Nghĩ chủ đề không đến nỗi quá khó, vì trong đầu tớ lúc nào chẳng có mấy cái trò quái đản :D

Và cái trò tớ nghĩ ra là thi đọc câu xoắn lưỡi (tongue twister) với mục đích phát triển kĩ năng phát âm của các đồng chí thanh niên trong Vụ, hehe.

Tạm thời tớ mò được một vài câu rất chi là hay:

 

Theophiles Thistle, the successful thistle-sifter,

in sifting a sieve full of un-sifted thistles,

thrust three thousand thistles through the thick of his thumb.

 

Now…..if Theophiles Thistle, the successful thistle-sifter,

in sifting a sieve full of un-sifted thistles,

thrust three thousand thistles through the thick of his thumb,

see that thou, in sifting a sieve full of un-sifted thistles,

thrust not three thousand thistles through the thick of thy thumb.

  Continue Reading »

Sau 13 ngày chờ đợi ròng rã, cộng với 2 ngày không biết cách tra điểm trên trang web của IELTS, sáng nay tớ phải gọi tới văn phòng của IDP để hỏi cho ra nhẽ, hóa ra tại mình gà :”>

Trên trang https://results.ielts.org/ có cái khung nhập thông tin, do tớ ngớ ngẩn sao đó mà chỉ phần có dấu * mới điền (họ, số CMND, ngày tháng năm sinh, ngày thi) mà (cố tình) quên điền phần Given name (vì không thấy có dấu * màu đỏ bên cạnh). Giờ thì đỡ ngu nhiều rồi, tớ đã tra được kết quả thi Ielts như sau:

Listening Reading Writing Speaking Overall
     8.0     8.0    6.5       6.5    7.5

Tớ rút ra được một vài bài học sau lần liều mạng này, và chắc chắn tớ sẽ áp dụng nếu (lỡ mai này) có phải ôn thi Ielts lần nữa:

–       Nếu có thời gian ôn thi thì hãy ôn cho dài dài ra để làm quen với các dạng bài của Ielts. Tớ ở nhà trùm chăn hô quyết tâm thi Ielts từ cuối tháng 10, đi đăng kí luôn rồi bận rộn túi bụi không có thời gian ôn thi, 27/11 ăn chơi nhảy múa ở Hàn Quốc về xong mới bắt đầu tha sách vở ra ngồi làm quen với đề và tập viết linh tinh, ngày 3/12 tay trắng lững thững đi thi >.< Nhìn quanh thấy các bạn đi thi toàn ôn mấy tháng (có bạn ôn cả năm) mà choáng. Sao các bạn í kiên nhẫn thế không biết :-s Nói chung ôn đều đặn khoảng 3 tháng là vừa :-?

Về bài nghe, nói chung ai hay phải dùng tiếng Anh giao tiếp rồi thì không khó khăn gì đâu. Còn nếu không thì chịu khó cày bài nghe của Ielts, download về mà bật và ngồi làm. Bao giờ làm xong, xem xong kết quả thì lôi phần lời thoại ở cuối quyển sách ra xem, rồi nghe lại lần nữa, nếu nghe chưa ra thì nghe lại đến khi nào nghe ra thì thôi (kinh nghiệm của ai đó, nhưng tớ không có thời gian áp dụng, có điều chắc cũng hữu ích). Khi rảnh (hoặc khi ngồi làm việc) thì bật bài nghe lên cắm vào tai, chẳng cần biết cụ thể nó nói gì, nghe cho nó quen thôi. Nếu có điều kiện hơn thì thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Anh. Tớ được cái ngày nào cũng phải nghe điện thoại với gọi cho các nước nên có dịp luyện nghe đủ các thứ giọng (cuối cùng đi thi thấy sao thầy nói dễ nghe thế, bài nghe dễ nghe thế). Mà phần bài nghe có cái đáng ghét nhất là phần nghe và đoán xem người nói có quan điểm như thế nào (đồng ý, phản đối, góp ý này nọ) về một vấn đề. Hình như phần này tớ làm sai khá nhiều, nếu không thì chẳng đến nỗi 7.5 điểm phần nghe đâu :( Không có mẹo làm bài nên phần này toàn đoán mò thôi, nguy hiểm phết :| À mà hôm tớ thi, cái tai nghe nó cứ xẹt xẹt nên tớ bị mất tập trung đoạn đầu, toi luôn 2 câu đầu tiên. Nếu các bạn đi thi nhớ kiểm tra xem cái tai nghe của mình có ổn không, bỏ sót bài đầu tiên (bài dễ nhất) thì tiếc lắm :(

Về bài viết, khi ôn thi nên tập trung xem có các dạng đề như thế nào, với mỗi dạng đề thì nên có chiến lược ra sao. Trong giai đoạn 3 ngày trước khi thi, mỗi ngày tớ làm một đề viết. Nhưng vì “văn mình vợ người” nên tớ toàn thấy mình viết OK rồi, đến lúc nhìn kết quả mới biết mình viết chẳng ra cái gì cả :)) Đại loại là bài essay phải viết sao cho có mở có kết, có 3 đoạn thân bài (mỗi đoạn nêu một ý) là được kết cấu hợp lí; từ ngữ phải trang trọng lịch sự, cố gắng nhét càng nhiều từ academic một tí (tớ làm bài theo bản năng, không chắc đã đủ 5 từ academic như trong gợi ý của các bài bí quyết thi Ielts hay không). Bài chart thì phải nêu được xu hướng, cố gắng hết sức để không bị lặp từ và dùng các từ có trong cái danh sách từ hay dùng khi phân tích biểu đồ của Ielts (hình như trên mạng rất sẵn cái bảng này). Bài viết chắc nhiều người nói rồi, tớ chẳng nói nữa vì không có kinh nghiệm nào hay ho cả. À mà khi thi mình được phát bút chì, đổi bút chì sau mỗi bài thi, nhưng mà khi viết có lẽ nên dùng bút chì kim cho nó đều nét, dùng bút chì thường của trung tâm phát cho tớ viết nét to nét nhỏ, lộ cộ nhìn ghê lắm :( Các bạn cũng nên mang theo một cái tẩy thật tốt, tẩy phát giấy trắng tinh luôn ấy, vì kiểu gì cũng có chuyện viết xong lại dập dập xóa xóa :D

Phần nói thì cuối tháng 11 đi Hàn Quốc một tuần nên tiện thể dùng với các bạn bên Bộ Tài chính Hàn Quốc luôn :D Thực ra thầy phỏng vấn mình nói dễ nghe lắm, ai xem phim nhiều hoặc nghe nhiều bài luyện Ielts chắc không gặp khó khăn gì. Mình chỉ đôi khi bị vướng mắc về phần từ ngữ thôi. Mà điểm nói của tớ cũng tẹp nhẹp nên tớ chẳng dám cho lời khuyên nào đâu :D

–       Không nhất thiết phải cày cuốc ở trung tâm, nhưng nếu nhà có điều kiện thì nên đi. Lúc đăng kí thi tớ hóng hớt được mấy chị tư vấn hỏi các bạn đăng kí khác là có học ở trung tâm nào không, học thầy nào (thậm chí còn hỏi là thầy Simon già hay Simon trẻ nữa) rồi ghi rõ trong phiếu đăng kí dự thi. Đến tớ thì chẳng ôn iếc gì ở đâu nên chẳng có gì để ghi cả. Không biết cái vụ này có liên quan gì tới sắp xếp thầy cô phỏng vấn hay không nhỉ :-? Nghe thiên hạ đồn đại là nếu đi ôn ở trung tâm thì sẽ được ưu ái hơn (cái này chưa kiểm chứng nên không rõ đâu nhe).

Học ở trung tâm còn có cái lợi nữa là biết các mẹo làm bài. Tớ không biết gì nên các điểm không được như kì vọng. Nếu mà mình đi ôn trung tâm thì không biết sẽ được như thế nào nhỉ 8-> (cứ AQ tí thôi)

–       Tài liệu ôn thi của tớ gần như không có gì ngoài một đống hầm bà lằng download từ trên mạng về mà chẳng sờ tới. Kinh nghiệm rút ra là đừng download nhiều, tốn công, không dùng. Nếu có khả năng thì in bộ Cambridge Ielts (có 8 quyển, tớ ôn 1 tuần nên chỉ kịp dùng mỗi quyển 8) ra ngồi làm thử đề, thấy nó giống dạng đề thi thật phết. Phải cầm quyển sách thật trên tay thì mới có hứng ôn thi, ngồi ôm laptop thì chỉ được một tí là lại lan man lướt web với chat chit ngay.

–       Một vấn đề quan trọng, TỐI quan trọng, là phải tự tin (tớ nhấn mạnh cái này vì khi thi tớ chẳng tự tin gì cả, chỉ nhờ AQ một tí là mình “đã liều thì liều cho trót” nên mới tặc lưỡi cho qua, thành ra lại tràn trề tự tin :D). Khi đến thi các bạn sẽ thấy rất nhiều bạn trông rất chi là… căng thẳng. Các bạn í xúm vào một đám, bàn tán xôn xao rằng sẽ thế nọ sẽ thế kia. Đừng dỏng tai lên nghe xem các bạn í nói gì, vì càng nghe càng hoang mang. Nếu đi một mình (như tớ) thì kiếm một bạn nào trông tươi tỉnh tí, bắt chuyện tán gẫu. Không thì cắm tai nghe bật một bài nhạc hay ho nghe cho tĩnh tâm. Đề thi không khó như mọi người đồn đại đâu. Tớ nghe thiên hạ dọa dẫm nào là khó lắm khó vừa, nhưng đến lúc thi lại thấy dễ hơn mình tưởng (chỉ tương đương mấy bài làm thử trong mấy quyển Cambridge thôi). Có lẽ một số bạn thấy căng thẳng quá nên thấy nó khó hơn bình thường :D

Tạm thời mới có chừng này (cái gọi là) kinh nghiệm, bao giờ nghĩ ra thêm cái gì thì tớ sẽ bổ sung sau. Chúc các bạn ôn thi và thi may mắn nhé :)

Belief

My parents say that I am foolish because I believe in what you and I have planned for our future. Mother says our plan is unrealizable. Father says you only said nice words to fool me. Everyone says you can change anytime, and if you do, I will be the one being hurt, I might lose all the chance of being happy just because I only have you.

But I’m not scared. I don’t mind being a fool. I just want to live my life according to what I like. Even if I can’t have a happy ending with you, I will not regret believing in you.

You know how strong my belief is, don’t you?

Don’t you dare make me disappointed :p

 

“To be brave is to love someone unconditionally, without expecting anything in return. To just give. That takes courage, because we don’t want to fall on our faces or leave ourselves open to hurt.” –

 

I don’t have that kind of courage. I’m afraid of being hurt. I don’t love you unconditionally, I want you to love me back, as much as I love you. I want your love to be shown.

 

It’s scary when there are people who are always near me and attempting to take me away, but the one I love is just ignorant.