Feeds:
Posts
Comments

Archive for November, 2010

Sau “thành tích” dịch bộ Vampire Academy, một ngày đẹp trời nọ, anh Quýt nhắn vào facebook của mình, thông báo sáng thứ 7 đi phỏng vấn. Phỏng vấn gì? Không biết, phỏng vấn về Vampire Academy thôi. Nội dung như nào thì chưa rõ. Ồ, hay chưa Disappointed smile Mình sẽ “bị” hay “được” phỏng vấn ta? Hồi hộp ghê í, mình chưa bao giờ được “mời phỏng vấn” với tư cách dịch giả mừ Embarrassed smile

Sáng thứ 7, sau khi ăn mặc trang điểm ngon lành, mình tới Align café, đúng 8h30, chuẩn từng phút một, và… chẳng thấy ma nàoBaring teeth smileGọi ông Quýt, thấy bảo “anh đang đến đây,” thế là yên chí vào ngồi chờ. Mãi tận 9h ông tướng í mới tới, đính kèm người yêu (em Trang, sinh năm 90), và bạn (anh Vũ, ngày xưa từng làm việc với mình trong game Trung Hoa yêng hùng)Surprised smile Hóa ra hôm nay 2 người này tới làm “diễn viên” Thinking smile

Sau khi yên vị, mình gọi sữa, Vũ gọi đồ ăn sáng, Quang gọi pina colada, Trang gọi cà phê sữa, tạm thời thỏa mãn cơn đói, cả đám mới bắt đầu bàn luận. Mình hỏi “Hôm nay phỏng vấn về VA 1,2 hay là 3,4,5?” Quýt ớ người ra, rút điện thoại gọi một lúc mới biết là làm phóng sự cho VA 1,2 (những cuốn đã xuất bản) Thinking smile Òi, thế đấy. Ban đầu mọi người bắt mình tóm tắt nội dung truyện. Ờ, tóm tắt ngắn gọn trong vòng 3, hay 4 câu gì đó. Thế thôi. Truyện đọc thì dài, túm lại cũng chẳng có gì mấy Nyah-Nyah Sau đó cố ngồi nói tiếp mấy cái “đặc sắc” và “khác biệt” của bộ truyện VA so với các truyện khác Disappointed smile Ôi mệt phết. Mình đâu có đọc nhiều truyện ma cà rồng đâu cơ chứ. Nhất là Twilight Saga, ghét cực cực ghét, cô ả Bella ngớ ngẩn mù quáng vì tình ấy. Mình bỏ dở từ tập đầu tiên. Đọc thấy nản. May mà VA nhiều chi tiết hành động hơn, nhân vật nữ chính mạnh mẽ hơn, chứ không mình ngủ gật trong lúc dịch luôn cũng nên Sleepy smile

Mãi mãi mãi một lúc sau, khi mình và các “đồng sự” đã nói chán chê mê mải, anh Quýt mới thông báo bên phỏng vấn tới. Nhìn từ tầng 2 xuống, thấy mấy người vác máy quay phim đi vào. Ôi choáng Surprised smile Mình tưởng phỏng vấn trên báo, chỉ có người ghi ghi chép chép thôi, không ngờ là làm phóng sự cho VTC Embarrassed smile Thế là mình sắp được lên ti vi rồi đấy, không chỉ là lên sóng VTC, còn gửi vào cho HTV7 nữa cơ Hot smile May quá sao hôm nay dậy lại lọ mọ ngồi trang điểm Embarrassed smile

Bên VTC cho nội dung phỏng vấn chính, hóa ra các “diễn viên” hôm nay tới đây là để “phát biểu cảm tưởng” sau khi đọc xong hai cuốn đầu “bộ truyện cực kì hấp dẫn và mới mẻ” về “đề tài cũ mòn” ma cà rồng (mặc dù các “diễn viên” chưa từng đọc hết quyển 1 Thinking smile). May sao mọi người tỏ thái độ khá hợp tác (anh Vũ thậm chí còn diễn vai “nam giới bị một bộ truyện dành cho nữ cuốn hút” rất đạt, và phân tích rất hăng nữa chứ Rolling on the floor laughing) Trang thì dè dặt hơn, không thuộc bài hơn, nhưng nói chung cũng ổn. Còn mình, sau khi mớm hết ý cho các “diễn viên,” bị chị biên tập viên hỏi mấy câu, đành bịa đại ra mấy câu (chẳng biết có ngớ ngẩn hay không nữa, hức) Sad smile). Nhưng nói chung câu hỏi cũng không hay lắm: “Khi nhận dịch cuốn sách này bạn thấy thế nào?”Confused smile “Bộ truyện này có điểm gì cuốn hút?” Thinking smile“Bạn rút ra được điều gì từ bộ truyện?” I don't know smileỒ men, câu hỏi như tập làm văn, may phước làm sao, trình độ bịa đặt của mình không đến nỗi tệ Hot smile

Chuẩn bị thì lâu, quay kiếc vèo cái là xong, mình được tặng một chồng 7 cuốn “sách tác giả” để mang về “làm kỉ niệm” – hơi quá nhiều, hi vọng mình sẽ mang tặng cho mọi người, giữ lại cho mình một bộ là được Nerd smile

Chờ tới khi có video xem mình lên hình thế nào, nhờ Embarrassed smile

P/S: Hôm nay đi gặp em Trang, nói chuyện hơi nhảm nhảm mà vui thế không biết, anh Quýt 2 lần đòi về mà bị 2 chị em đòi ở lại nói chuyện tiếp Laughing out loud Em í dụ đi học múa yo của Nhật Bổn, để sang năm trình diễn ở lễ hội văn hóa Nhật tại Giảng Võ. Muốn đi ghê, không lẽ chạy đi đăng kí Flirt male

Read Full Post »

image

Dork Diaries được viết dưới dạng nhật kí qua giọng kể của Nikki, một cô bé mười bốn tuổi, vừa chuyển tới ngôi trường tư thục danh giá nhờ học bổng bố mình có được khi diệt côn trùng cho trường. Nikki rất oán trách gia đình vì đã đưa cô bé tới một ngôi trường xa lạ toàn những cô gái kiêu căng, chạy theo mốt. Tuy vậy, cô lại cho rằng, muốn có bạn bè trong ngôi trường này, cô cần phải gia nhập được nhóm CCP – nhóm những cô gái nổi đình nổi đám nhất trường. Và muốn gia nhập vào nhóm đó, cô cần phải có một chiếc điện thoại hàng hiệu, quần áo hàng hiệu, thành tích học tập cao hay những thứ tương tự.

Thật không may, tủ đồ của Nikki bị xếp ngay bên cạnh tủ đồ của MacKenzie, nữ hoàng của trường, cầm đầu nhóm CCP, một cô nàng giàu có, xinh đẹp và kênh kiệu. Nikki bối rối giữa cảm giác ghét bỏ và cảm giác muốn trở nên giống và được làm bạn với MacKenzie, để nổi danh và được mến mộ. MacKenzie cùng những người bạn xấu tính của mình đã đặt cho Nikki biệt danh “Dork” (con ngốc) và thường xuyên tìm cách làm cô bé bẽ mặt. Từ sự oán giận MacKenzie, Nikki ấp ủ kế hoạch biến bản thân từ con ngốc thành siêu sao. Ý định của cô bé là chiến thắng trong cuộc thi nghệ thuật hàng năm của trường (cô bé rất tự tin vì cho rằng bản thân là một nghệ sĩ có tài với 5 năm kinh nghiệm tham gia trại hè nghệ thuật). Tuy vậy, giấc mơ của cô bé nhanh chóng sụp đổ khi thấy MacKenzie đăng kí tham gia và có tin đồn cô ta đã được sắp đặt sẵn để trở thành người chiến thắng. Cuối cùng, Nikki điên tiết, và thay vì đăng kí tham gia cuộc thi nghệ thuật, cô đăng kí tham gia làm việc trong thư viện. Ở đó cô kết bạn với Chloe và Zoey, và rất nhiều chuyện đã xảy ra với cuộc sống của Nikki.

Dork Diaries được viết bằng giọng văn của một cô bé lớp tám, với nội dung xoay quanh cuộc sống học đường, có đủ hình ảnh của những cô nàng giàu có lắm chiêu, những anh chàng dễ thương khéo léo, những người bạn ngốc nghếch nhưng thực lòng… Câu chuyện khá gần gũi với cuộc sống của một cô bé tuổi mới lớn. Cô bé thèm có một chiếc iPhone, thích Juicy Couture và Jimmy Choo (các nhãn thời trang cao cấp). Cô cố hết sức để hòa nhập vào nhóm CCP, muốn trở nên nổi tiếng và được hâm mộ. Cô mơ mộng với rung động đầu đời và trở nên luống cuống mỗi khi gặp người mình thích. Cô cùng bạn bè trải qua đủ vui buồn, giận hờn, chia sẻ những bí mật rất “con gái.”

Tuy bị ám ảnh bởi những thứ xa hoa phù phiếm như son phấn, quần áo và tiếng tăm, Nikki cũng không hẳn quá nông cạn và ngớ ngẩn. Cô bé khá thông minh, tinh nghịch và có năng khiếu hội họa. Cô chia sẻ nỗi lo, mơ ước, sự tức giận và thất vọng qua những trang nhật kí và những bức hình ngộ nghĩnh. Một trong những tác phẩm đặc sắc nhất được vẽ khi giáo viên môn tiếng Anh giao bài tập vẽ hình nhân vật “Puck” trong truyện “Giấc mộng đêm hè” của Shakespeare, Nikki đã tạo hình Puck như Justin Timberlake, Corbin Bleu và Nick Jonas với đôi tai nhọn của yêu tinh.

Nhược điểm của Dork Diaries là sự hời hợt, nông cạn trong tính cách của các nhân vật. Nikki háo danh, chạy theo vật chất, ích kỉ và không trung thực. Cô bé lấy làm tự hào khi thuật lại chuyện mình nhận được điểm tốt, và cả vị trí học sinh của tháng cũng như sự ngưỡng mộ của gia đình bằng cách gian lận trong bài thi toán; chuyện cô bé dùng 30 đô la mẹ cho để mua quà trong ngày của cha đi mua đĩa CD cho mình; hay chuyện cô bé lấy máy trợ thính của người hàng xóm để biến nó thành một chiếc tai nghe bluetooth giả. Cô cảm thấy xấu hổ vì bố mình làm nghề diệt côn trùng và tìm cách che giấu điều đó. Tất nhiên đứa trẻ con nào cũng thiếu chín chắn, nhưng Nikki hơi quá đáng. Dù vậy, tới cuối tập truyện, Nikki cũng nhận ra tình bạn chân chính và vượt qua được tính háo danh, đua đòi hời hợt của mình.

Nhìn chung, Dork Diaries là một cuốn sách nhẹ nhàng dành cho nữ sinh trung học cơ sở, với giọng văn hồn nhiên trong sáng và những hình ảnh dễ thương. Với phong cách trình bày tự do, phông cỡ chữ thay đổi liên tục, xen với các hình vẽ sống động, cuốn sách đã xây dựng hình ảnh một cô bé Nikki tinh nghịch, vừa ngốc nghếch, vừa láu cá, vừa đáng ghét vừa đáng yêu. Dork Diaries là một trong số hiếm hoi những cuốn sách thú vị cho các em gái từ 9-14 tuổi (tất nhiên, có thể khá nhiều người lớn tuổi hơn cũng sẽ thích cuốn sách này).

Read Full Post »

Hôm qua đi lượn Đinh Lễ, thấy đã có 2 tập Vampire Academy được xuất bản rồi, tập 1 không phải do mình dịch, không nói làm gì. Nhưng tập 2, Frostbite, tên tiếng Việt là Sương giá, lại đề tên người dịch là Vũ Nguyễn Thủy Tiên, ôi buồn ơi là sầu Sad smile Tên mình là Nguyễn Vũ Thủy Tiên cơ mà Sad smile Ông Quiz không hiểu làm ăn kiểu gì, đã hỏi đi hỏi lại tên mấy lần rồi mà vẫn còn ghi sai tên người ta ra đây Steaming mad Chẳng muốn mua về làm kỉ niệm nữa Disappointed smile Sau này Google sao ra tên mình được Crying face

Đây là cái hình bìa, xấu hơn hình bìa gốc:

image

Hình bìa gốc như thế này cơ mà:

image

Đang chờ xem tập 3, Shadow Kiss, sẽ đặt tên tiếng Việt là gì đây, khó phết Flirt male

Read Full Post »

Sau bao ngày mày mò lọ mọ ôn thi công chức, post một đống bài spam cái blog wordpress, đột nhiên mình thấy traffic vào blog của mình tăng vọt, và những post hot nhất toàn là về thi công chức Open-mouthed smile Nên hôm nay tớ post luôn cả link download tập tài liệu tớ xin được về, ai thích thì tải về đọc thử xem có ích gì không, nhé Smile

Download tại đây này: Tài liệu thi công chức

Read Full Post »

blenda, ranzuki, egg – gyaru fashion magazines, blenda for gyaru older then 20 y.o.

vogue japan, harper’s baazar, ginza, spur – high-fashion trends, photo shoots and some articles about fancy lifestyle.

jj, cancam, ar, inred – casual fashion for working women with a lot of different articles.

domani, precious, grazia, marisol, baila – fancy fashion for office-lady, old-style fashion.

cutie, spring, soup, zipper – magazines about street and casual fashion with a lot of beauty tips and other articles.

gisele – main-stream fashion oriented on western celebrity.

cotton time – craft magazine, different goods for home there.

singles, sure – are Korean fashion magazines wit fashion and beauty tips, a lot of articles and some Korean stars there in ad, photo shoots and interviews.

Cutie – magazine about street and casual fashion, really useful tips about fashion, what to wear and how better combined clothes, good beauty tips: a lot of hair styles, make up and nail art tips, else a lot of different interesting articles for girls older then 18 or so, really love articles in this issue even i can’t read careful cuz my language, oh and else there review of Japanese model’s fashion blogs, nice…

ginger – fashion magazine for office lady, there are a lot of really useful fashion tips and a lot of other information here about different aspects of life, my favorite parts in this issue are big hair styles review and awesome tips about eyes makeup, i love this magazine (♡ω♡)

scawaii – magazine for adult gyaru, offers a mixture of Harajuku and Shibuya styles.

glamorous – imo this is too close to gyaru style, but not teen gyaru, something middle between gyaru and glamor (something like vivi or blenda)

zipper – street fashion for collage and high school girls who like harajuku, i guess girls who like kera can find something here too for casual days, a lot of outfits here, some beauty tips, else some craft tutorials, else big review of t-shirts.

spoon – magazine for women who have their own independent style and way of thinking, outfits, entertainment review and cute characters goods here.

nylon – same with us nylon at style, just cuz it japanese edition magazine oriented to japanese trends. If you like us one you will like this one for sure too.

emoda – gyaru clothes catalog else there few hair-styles there.

cecilmcbee – popular gyaru brand catalog, there are a lot of cute clothes.

snidel fall-winter 2010 – catalog of cute clothes what you can often find at Vivi, Sweet and others same magazine.

n-closet vol.5 2010 – catalog of clothes at eco and natural style.

tsumori chisato – new collection catalog of clothes by amazing designer Tsumori Chisato

fudge – magazine about fashion trends, cultured source for fashion, music, movies and art. I guess so-en a bit clothes in style.

steady – is a fashion magazine for the young working woman in her 20-30’s. Most interesting thing about this magazines are tips there. In this issue there big part about hairs and makeup, else nice foodpart about bento. I like this magazine it same with soup, spring, with, more.

Ginger – is magazine for womens older then 25, i like all parts with Karina there, some interview with stars here, fashion tips like what to wear everyday next 30 day, some entertainment review (like music, books, movies), cooking part i like too, but much awesome in this issue are special edition about travel around Japan and snap photos of houses interiors . Try it i guess it awesome issue!!

AneCan – for womens older then 25 years old, sweet/cute fashion style same with CanCam, there are a lot of hot trends , fashion and beauty tips there and cute hairs, different articles and interviews, in this issue there part with kids fashion, else i like food review (at this time it what you can eat with rice), but my favorite in this time is special section with snap photos of houses, interier and design else some craft tutorials for small cute goods for home, check it, i guess that’s awesome.

Glitter – is western oriented magazine with a lot of western celebrity and models in, fashion, make-up and some gossips…
but what i like here it articles and advices at every issue, for example in this there some like “diva rules” or “how to keep warm” and etc…interesting if you can read it.

25ans – magazine about fancy fashion trend and lifestyle for womens older then 25, in this issue there are big interview and photoshots with Natalia Vodianova, Meisa Kuroki, Ryo, else can be interesting report from kimono fashion show.

nicola, seventeen – are magazines for school girls, wow, so much information for one issue there, there are a lot of tips about anything, a lot of reviews of a lot cute and interesting stuffs, fashion, make-up and hairs tutorials, i’m not really in love with this kind of mags cuz i’m a bit older for them ,but i always like watch haird and makeup tutorials there and review of fluffy toys and some cooking parts.

popteen – teen magazine for girls who in gyaru style, fashion, makeup and hairs tutorial as usual, else some cooking part.

mini – magazine for girls older then 20 (i guess it can called collage girls) who like street fashion, there are a lot of clothes there, i lke how they show it and in few variation, else some article about “how to be a good housekeeper” and some entertainment review and makeup/hair’s tutorials for sure too.
seda – else about street and casual fashion for girls older then 20 with a lot of different articles.

elle – same with all others elle, a lot of short interview with celebrity, photoshots, high-fashion trend, make-up tips, in this issue they else review Paris shops.

gothic lolita bible – gothic fashion.

madame FIGARO – the Japanese edition of the famous French lifestyle magazine LE FIGARO madame. Strong focus on fashion, beauty, interior, cuisine, culture and travel from the perspective of  living the high life. In this time here there special book about hairs.

ps (pretty syle) – magazine for girls older then 20 (i guess it can called collage girls) who like street fashion, a lot of beauty tips, articles here, like review of onsen and yummy things, i like this one.

大人looks – catalog of cute clothes, bags and shoes with a lot of pretty models, nice.

Read Full Post »

1. Vị trí và chức năng

Vụ Hợp tác quốc tế là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ hội nhập kinh tế quốc tế và hợp tác tài chính quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính; quản lý các chương trình, dự án có sự tài trợ của nước ngoài cho Bộ Tài chính; tổ chức thực hiện công tác đối ngoại của Bộ Tài chính.

2. Nhiệm vụ

1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính:

a) Dự án, dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính;

b) Chiến lược, chương trình hành động, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về hợp tác quốc tế của Bộ Tài chính;

c) Văn bản quy định về trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa các tổ chức, đơn vị của Bộ Tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế được giao.

2. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, chương trình hành động, kế hoạch về hợp tác quốc tế đã được phê duyệt.

3. Tham gia xây dựng chiến lược, các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Vụ.

4. Về hội nhập kinh tế quốc tế:

a) Chủ trì phối hợp với các tổ chức, đơn vị trong và ngoài Bộ xây dựng phương án đàm phán hội nhập kinh tế quốc tế của Bộ Tài chính; tham gia ý kiến với các Bộ, ngành trong quá trình xây dựng phương án đàm phán theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

b) Chủ trì hoặc tham gia đoàn đàm phán, hoặc đại diện chính thức cho Bộ Tài chính tham gia các đoàn đàm phán của Chính phủ hoặc đoàn đàm phán của các cơ quan khác với các đối tác nước ngoài trên cơ sở phương án đàm phán về hội nhập kinh tế quốc tế đã được phê duyệt và theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

c) Phối hợp với các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ triển khai các cam kết quốc tế thuộc lĩnh vực hội nhập quốc tế của Bộ Tài chính và giám sát việc tổ chức thực hiện của các đơn vị;

d) Quản lý thành viên của Bộ Tài chính tại cơ quan đại diện của Việt Nam bên cạnh Tổ chức Thương mại thế giới và các cơ quan, tổ chức quốc tế khác theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

5. Về hợp tác tài chính quốc tế:

a) Chủ trì phối hợp với các tổ chức, đơn vị có liên quan chuẩn bị phương án nội dung, thoả thuận, cam kết về hợp tác tài chính quốc tế của Bộ Tài chính;

b) Là đầu mối triển khai cơ chế giám sát kinh tế vĩ mô phục vụ nhiệm vụ hợp tác tài chính khu vực và quốc tế;

c) Đại diện cho Bộ Tài chính tổ chức hoặc tham gia các hoạt động hợp tác tài chính quốc tế trên cơ sở phương án nội dung, thoả thuận, cam kết đã được phê duyệt và theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

d) Chủ trì phối hợp với các tổ chức, đơn vị có liên quan lập kế hoạch, điều phối, theo dõi và báo cáo về việc triển khai các thoả thuận, cam kết về hợp tác tài chính quốc tế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

6. Về quản lý chương trình, dự án:

a) Chủ trì xây dựng, trình Bộ phê duyệt kế hoạch chương trình dự án tổng thể và hàng năm về nhu cầu cần hỗ trợ trong các lĩnh vực của Bộ Tài chính;

b) Tổ chức công tác vận động tài trợ hoặc hỗ trợ các đơn vị trong công tác vận động tài trợ cho các chương trình, dự án và lĩnh vực hợp tác cụ thể của Bộ Tài chính;

c) Phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ và hướng dẫn chủ dự án hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ lập văn kiện của các chương trình, dự án; chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị tổ chức thẩm định văn kiện chương trình, dự án đã được xây dựng;

d) Phối hợp với các đơn vị thực hiện đàm phán và ký kết các chương trình, dự án với đối tác nước ngoài theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

đ) Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Tài chính) xác định bộ máy, cơ cấu tổ chức và nhân sự để thực hiện chương trình, dự án trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt;

e) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án; đề xuất biện pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính hoàn thiện công tác quản lý các chương trình, dự án của Bộ Tài chính;

g) Chủ trì xây dựng báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện chương trình, dự án của Bộ Tài chính, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt để báo cáo cấp có thẩm quyền và các cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật.

7. Về công tác đối ngoại:

a) Xây dựng quy chế, hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, các ban quản lý chương trình, dự án hợp tác quốc tế của Bộ trong việc thực hiện các quy định về công tác đối ngoại của Nhà nước và của Bộ Tài chính;

b) Phối hợp với các đơn vị chuẩn bị tài liệu, văn bản cần thiết và các vấn đề có liên quan để phục vụ lãnh đạo Bộ hoặc Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị trao đổi, làm việc với các đối tác nước ngoài về các nội dung hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế của Bộ Tài chính;

c) Tổng hợp xây dựng kế hoạch hàng năm về các đoàn ra, đoàn vào của Bộ Tài chính;

d) Tổ chức thực hiện công tác biên dịch, phiên dịch và công tác lễ tân, lễ tiết đối ngoại theo quy định;

đ) Trực tiếp thực hiện hoặc hỗ trợ cán bộ, công chức của các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ (trừ các tổ chức được phân cấp về quản lý cán bộ), chuyên gia nước ngoài của các dự án hỗ trợ kỹ thuật triển khai các thủ tục về hộ chiếu, xin cấp thị thực xuất nhập cảnh;

e) Xử lý, quản lý, lưu trữ các văn bản đối ngoại đi và đến liên quan đến các hoạt động đối ngoại của Bộ.

8. Chủ trì hoặc phối hợp với các tổ chức, đơn vị trong và ngoài Bộ tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin về công tác hợp tác quốc tế thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật.

9. Tổ chức thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của Bộ.

10. Tổ chức nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và ngoài ngành theo kế hoạch và nội dung được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

11. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.

Read Full Post »

I. Vị trí và chức năng

Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lí nhà nước về:

– Tài chính: gồm ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, dự trữ nhà nước, tài sản nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể

– Hải quan

– Kế toán

– Kiểm toán độc lập

– Giá

– Chứng khoán

– Bảo hiểm

– Hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lí nhà nước của Bộ

– Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

II. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội, dự thảo nghị định của chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của chính phủ, thủ tướng chính phủ

2. Trình thủ tướng chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trong hạn, dài hạn, hàng năm về các lĩnh vực quản lí nhà nước của bộ, dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của thủ tướng chính phủ theo quy định của pháp luật

3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lí nhà nước của bộ

4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách,  chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được ban hành, phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lí nhà nước của bộ, thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lí nhà nước của bộ

5. Quản lí ngân sách nhà nước: thu, chi ngân sách, phân công nhiệm vụ thu chi, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước của các cơ quan trung ương và địa phương, thẩm định, quyết toán thu, chi ngân sách của các cơ quan trung ương, chi ứng trước và thu hồi chi ứng trước ngân sách trung ương…

6. Quản lí thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước: thống nhất quản lí, chỉ đạo, kiểm tra tổ chức thực hiện công tác thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước

7. Quản lí quỹ ngân sách, quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ tài chính khác của Nhà nước: thống nhất kiểm tra và chịu trách nhiệm với quỹ ngân sách nhà nước, quản lí quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ khác của nhà nước theo pháp luật, kiểm soát, thanh toán, chi trả, quyết toán các khoản thu chi của ngân sách nhà nước

8. Quản lí dự trữ nhà nước: ban hành quy định về chế độ quản lí tài chính, xây dựng, trình chính phủ danh mục hàng dự trữ, tổng mức dự trữ, tổng mức tăng dự trữ nhà nước, kế hoạch dự trữ nhà nước… Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra thực hiện dự trữ nhà nước

9. Quản lí tài sản nhà nước

Thống nhất quản lí tài sản nhà nước; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng chính sách tài chính về quản lí, sử dụng tài sản nhà nước; kiểm tra, giám sát, xử lí vi phạm trong sử dụng tài sản nhà nước

10. Quản lí tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp: xây dựng, ban hành chế độ quản lí, cơ chế giám sát tài chính doanh nghiệp, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện cơ chế, chính sách nhà nước về tài chính doanh nghiệp, theo dõi, giám sát, tổng hợp, đánh giá tình hình bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, tổng hợp, phân tích tình hình thực hiện quyền, nghĩa vụ đại diện quyền sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp

11. Quản lí vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ của khu vực công, nợ quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế: xây dựng, trình chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ ban hành chính sách, chế độ quản lí vay nợ và trả nợ trong và ngoài nước của chính phủ và khu vực công, nợ quốc gia, là đầu mối giúp chính phủ thống nhất quản lí nhà nước về vay và trả nợ của chính phủ, khu vực công, vay và trả nợ của quốc gia, quản lí tài chính với các khoản vay nước ngoài, đại diện bên vay cho nhà nước, quản lí, kiểm tra, giám sát, báo cáo tình hình sử dụng vốn vay và trả nợ

12. Quản lí về kế toán, kiểm toán

Xây dựng, trình Chính phủ ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện theo thẩm quyền các chế độ kế toán, kiểm toán, chế độ báo cáo, công khai tài chính – ngân sách; Ban hành quy định về nguyên tắc, chuẩn mực, phương pháp chuyên môn, tiêu chuẩn nghiệp vụ kế toán, kiểm toán, kiểm tra hoạt động hành nghề kế toán, kiểm toán; có ý kiến cuối cùng về các bất đồng và tranh chấp về kế toán và kiểm toán độc lập.

13. Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán:

Xây dựng, trình ban hành chính sách phát triển thị trường chứng khoán; phê duyệt phương án thành lập, đình chỉ hoạt động, giải thể hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu, phương thức  hoạt động, mô hình tổ chức của các cơ quan tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

Kiểm tra, giám sát hoạt động của của các tổ chức có liên quan đến việc phát hành, kinh doanh, dịch vụ chứng khoán

14. Quản lý nhà nước về bảo hiểm:

Xây dựng, trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách phát triển thị trường bảo hiểm, quản lí Giấy phép thành lập và hoạt động đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; giấy phép đặt Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam; kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và các tổ chức, cá nhân có liên quan; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm cho các hoạt động thị trường bảo hiểm diễn ra có hiệu quả và đúng pháp luật.

15. Quản lí tài chính các tổ chức tài chính và dịch vụ tài chính:

Xây dựng hệ thống quy định chính sách và mô hình tổ chức các dịch vụ tài chính, tổ chức tài chính, quản lí tài chính với các ngân hàng, tổ chức bảo hiểm, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tổ chức hoạt động dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác thuộc lĩnh vực quản lí.

16. Quản lí nhà nước về hải quan:

Xây dựng, ban hành, tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ của ngành hải quan.

17. Quản lí nhà nước về lĩnh vực giá:

Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, văn bản pháp quy liên quan tới giá, bình ổn giá cả, thẩm định giá…

18. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, công tác thống kê trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

19. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính

20. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ quản lý trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

21. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.

22. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

23. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về chế độ quản lý tài chính, ngân sách và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

24. Xây dựng, trình Chính phủ ban hành các chương trình đổi mới cơ chế quản lí tài chính công, quyết định và chỉ đạo chương trình cải cách hành chính của Bộ

25. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

26. Quản lý và tổ chức thực hiện công tác tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư phát triển và xây dựng trong toàn ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

27. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

Read Full Post »

I. Quản lí nhà nước về tài chính tiền tệ

1. Khái niệm:

Tiền là chứng chỉ ghi nhận hành vi trao hàng của đối tác, để người nhận vật chứng chỉ đó có thể nhận được hàng tương tác khi có hàng trao đổi lại

– Các hình thức của tiền: vật ngẫu nhiên, vật quý hiểm (vàng, bạc, đá quý), tiền kim loại, tiền giấy…

– Vai trò, chức năng của tiền: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông hàng hóa, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán

2. Nội dung quản lí

– Những vấn đề cần quản lí: kinh doanh tiền tệ (kể cả ngoại tệ), nạn tiền giả, sự cất trữ tiêu cực, việc bảo vệ tiền…

– Nội dung quản lí tiền tệ:

+ Phát hành tiền (thuần túy đổi tiền)

+ Điều tiết lượng tiền trong lưu thông (dùng các ngân hàng thương mại hoặc các hình thức như tín phiếu kho bạc, công trái quốc gia…)

+ Quản lí hoạt động tín dụng (như đối với các doanh nghiệp khác): tập trung vào lãi suất, ngoài ra, bảo vệ tài sản người gửi, ngăn ngừa hành vi lừa đảo

+ Quản lí kinh doanh vàng, bạc, đá quý; tài sản quý hiếm, nghiêm cấm chuyển ra nước ngoài, quản lí lượng luân chuyển qua các cửa hàng

+ Quản lí ngoại hối: lượng ngoại tệ nhập khẩu, đổi ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ

+ Phòng chống tiền giả

II. Thực trạng công tác quản lí tiền tệ

1. Những mặt được

Về tổng thể: điều chỉnh giá vật tư, khấu hao, tỉ giá…; chính sách một giá, sát thị trường, bổ sung một số chính sách quan trọng như chính sách lãi suất, thuế, hải quan…

Về tiền tệ: có những chuyển biến bước đầu trong điều hòa lưu thông tiền tệ, điều chỉnh lãi suất theo tín hiệu thị trường, quản lí ngoại hối, tổ chức thanh toán…

2. Hạn chế

– Lạm phát tăng, đồng tiền Việt Nam mất giá

– Thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán phát triển chưa bền vững, chưa được kiểm soát chặt chẽ

– Tình trạng nợ đọng, nợ quá hạn, kéo dài của các doanh nghiệp còn nhiều, khó giải quyết

– Kiểm soát của nhà nước với lưu thông tiền tệ và các thị trường tài chính tiền tệ chưa đúng mức, kém hiệu lực và hiệu quả

3. Tác động đến nền kinh tế

– Phát triển thị trường tài chính tiền tệ –> mở rộng thị trường hàng hóa (thông qua huy động vốn)

– Kiềm chế lạm phát –> ổn định giá –> phục vụ sản xuất kinh doanh, ổn định xã hội

III. Các chính sách tiền tệ

– Điều hành cung ứng tiền: linh hoạt theo tín hiệu thị trường

– Thực hiện chính sách tín dụng: mở rộng tín dụng với các thành phần kinh tế, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ

– Chính sách quản lí ngoại hối: tỉ giá sát cung cầu, cơ chế mua bán ngoại tệ, hỗ trợ xuất nhập khẩu

– Chính sách đối với ngân sách nhà nước: quản lí chặt chẽ thu chi ngân sách, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, tập trung đầu tư có hiệu quả…

Read Full Post »

1. Các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước

– Hệ thống thể chế quản lí xã hội theo luật pháp, gồm: Hiến pháp, luật, pháp lệnh và văn bản pháp quy của cơ quan hành chính

– Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính các cấp, các ngành từ chính phủ trung ương tới chính quyền cơ sở

– Đội ngũ cán bộ công chức hành chính gồm những người thực thi công vụ trong bộ máy hành chính công quyền

Ba yếu tố trên có mối gắn bó hữu cơ với nhau, vì vậy để hoàn thiện nền hành chính nhà nước cần cải cách đồng bộ và được tổ chức từ chính phủ và chính quyền địa phương các cấp.

2. Đặc điểm của nền hành chính nhà nước

– Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị

+ Hành chính nhà nước phục vụ chính trị, thực hiện những nhiệm vụ chính trị do cơ quan quyền lực nhà nước quyết định, trong đó Đảng là hạt nhân lãnh đạo

+ Tuy nhiên cũng có tính độc lập tương đối về nghiệp vụ kĩ thuật hành chính

– Tính pháp quyền

+ Nền hành chính nhà nước là công cụ của công quyền, hoạt động dưới luật theo những nguyên tắc quy phạm pháp luật

+ Tính pháp quyền đòi hỏi cơ quan hành chính và cán bộ công chức phải nắm vững quyền lực, sử dụng đúng quyền lực, đảm bảo đúng chức năng và thẩm quyền

– Tính liên tục tương đối ổn định và thích ứng

+ Nhiệm vụ của hành chính công là phục vụ công vụ và công dân. Đây là công việc thường xuyên, hàng ngày, liên tục vì các mối quan hệ xã hội và hành vi công dân được pháp luật điều chỉnh diễn ra thường xuyên liên tục

+ Tính liên tục ổn định không loại trừ tính thích ứng, ổn định là tương đối, không phải cố định. Đời sống kinh tế và xã hội luôn biến động không ngừng, do đó nền hành chính nhà nước cũng phải luôn thích ứng với hoàn cảnh thực tế đó.

– Tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao

+ Các hoạt động trong nền hành chính nhà nước có nội dung phức tạp và đa dạng, đòi hỏi các nhà hành chính phải có kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn sâu rộng

+ Cán bộ công chức là những người thực thi công vụ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của họ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc

– Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ

+ Nền hành chính nhà nước gồm một hệ thống định chế thứ bậc chặt chẽ từ trung ương tới địa phương trong đó cấp dưới phục tùng cấp trên

+ Mỗi cấp mỗi công chức hoạt động theo thẩm quyền của mình

– Tính không vụ lợi

+ Hành chính nhà nước có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công và công dân

+ Xây dựng hành chính công, công tâm trong sạch không vì mục đích doanh lợi, không đòi hỏi ở người được phục vụ trả thù lao

– Tính nhân đạo

+ Bản chất nhà nước ta là nhà nước dân chủ, của dân, do dân và vì dân

+ Tôn trọng quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân là xuất phát điểm của hệ thống luật, thể chế, quy tắc và thủ tục hành chính

+ Cơ quan hành chính và đội ngũ công chức không được quan liêu cửa quyền, hách dịch gây phiền hà cho dân khi thi hành công vụ

Read Full Post »

1. Khái niệm về quy trình ban hành văn bản

Quy trình ban hành văn bản là các bước mà cơ quan quản lí hành chính nhà nước có thẩm quyền nhất thiết phải tiến hành trong công tác xây dựng và ban hành văn bản theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của mình

2. Quy trình chung của việc xây dựng và ban hành văn bản

2.1 Sáng kiến văn bản: đề xuất và lập chương trình xây dựng dự thảo văn bản

2.2. Soạn thảo dự án và thảo văn bản:

a. Quyết định cơ quan đơn vị, cá nhân chủ trì soạn thảo, lập Ban soạn thảo

b. Ban soạn thảo tổ chức nghiên cứu biên soạn dự thảo

* Tổng kết đánh giá các văn bản có liên quan, thu thập tài liệu, thông tin, nghiên cứu rà soát các văn kiện chủ đạo của Đảng, các văn bản pháp luật hiện hành, khảo sát điều tra xã hội, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài

Ý nghĩa: Tổng kết, đánh giá các văn bản có liên quan, thu thập tài liệu nhằm tiếp thu, kế thừa những nội dung vẫn còn hiệu lực của các văn bản trước đó, mặt khác nhằm tránh tình trạng chồng chéo về nội dung hoặc xung đột giữa văn bản sắp ban hành với các văn bản có liên quan. Nghiên cứu, rà soát các văn kiện của Đảng nhằm cụ thể hóa đường lối, chính sách và sự lãnh đạo của Đẳng vào các văn bản pháp luật, đưa sự lãnh đạo của Đảng vào cuộc sống. Việc điều tra, khảo sát xã hội, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài nhằm có thông tin phân tích, đưa ra những quyết định phù hợp với thực tế. Đối với những lĩnh vực mới, cần tham khảo kinh nghiệm của các nước đi trước, áp dụng có nghiên cứu, chọn lọc phù hợp với tình hình cụ thể.

* Chọn lựa phương pháp hợp lí, xác định mục đích, yêu cầu để có cơ sở lựa chọn thể thức văn bản, ngôn ngữ diễn đạt, văn phong trình bày và thời điểm ban hành

* Viết dự thảo lần thứ nhất:

+ Phác thảo nội dung ban đầu

+ Soạn đề cương chi tiết

+ Tham khảo ý kiến của thủ trưởng, các chuyên gia

+ Tổ chức thảo luận nội dung phác thảo

+ Chỉnh lí phác thảo

Dự thảo phải đảm bảo tính mục đích, tính khoa học, tính khả thi, tính bắt buộc thực hiện và tính đại chúng

Ý nghĩa: Bước dự thảo văn bản,  lấy ý kiến, tổ chức thảo luận nội dung phác thảo có ý nghĩa quan trọng nhằm bước đầu xây dựng nội dung văn bản, đảm bảo nội dung văn bản có chất lượng, chiều sâu

* Biên tập và tổ chức đánh máy dự thảo

* Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo, chú trọng ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân (các nhà khoa học chuyên ngành) có liên quan đến lĩnh vực văn bản điều chỉnh

Ý nghĩa: bước lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật, nhằm tranh thủ chuyên môn, kinh nghiệm của các chuyên gia của các ngành khác, đảm bảo văn bản có tính khoa học, tính thống nhất, tính khả thi, tránh sự chồng chéo, xung đột giữa các văn bản pháp lí

* Thẩm định dự thảo

Bước thẩm định dự thảo được áp dụng tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo văn bản do cơ quan chủ trì soạn thảo xác định việc thẩm định. Trường hợp thẩm định, hồ sơ thẩm định gồm các giấy tờ sau:

+ Công văn yêu cầu thẩm định

+ Tờ trình dự thảo

+ Bản dự thảo

+ Bản tổng hợp ý kiến tham gia

+ Các văn bản có liên quan khác (nếu có)

2.3 Thông qua

a. Cơ quan, đơn vị soạn thảo trình hồ sơ hồ sơ trình duyệt dự thảo lên cấp trên để xem xét và thông qua. Hồ sơ trình duyệt bao gồm:

– Tờ trình dự thảo văn bản

– Bản dự thảo

– văn bản thẩm định (nếu có_

– Bản tập hợp ý kiến tham gia

– Các văn bản, giấy tờ liên quan khác

b. Thông qua và kí ban hành văn bản theo đúng thẩm quyền và thủ tục luật định

c. Trong trường hợp không được thông qua thì cơ quan soạn thảo phải chỉnh lí và trình lại dự thảo văn bản trong thời gian nhất định

2.4 Công bố văn bản

Văn bản không thuộc danh mục bí mật nhà nước tùy theo tính chất và nội dung phải được công bố, yết thị và đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng theo luật định

2.5 Gửi và lưu trữ văn bản

– Thủ tục chuyển văn bản

– Thủ tục sao văn bản

– Thủ tục lưu văn bản

Read Full Post »

1. Những việc liên quan đến đạo đức công vụ

– Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao, gây bè phái, mất đoàn kết, tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công

– Sử dụng tài sản của nhà nước và của nhân dân trái pháp luật

– Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn, sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi

– Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức

2. Những việc liên quan đến bí mật nhà nước

– Không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức

– Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan tới ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài

– Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách với những người phải áp dụng quy định tại điều này

3. Những việc khác

Ngoài những điều trên, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền.

Read Full Post »

1. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức

a. Nghĩa vụ của công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân

– Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia

– Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân

– Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân

– Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

b. Nghĩa vụ của công chức trong thi hành công vụ

– Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao

– Có ý thức tổ chức kỉ luật, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, bảo vệ bí mật nhà nước

– Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ, giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

– Bảo vệ, quản lí và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao

– Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định, trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình

– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

c. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu

Ngoài việc thực hiện quy định trên, cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

– Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị

– Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức

– Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiêm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị, tổ chức.

– Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lí kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lí có hành vi vi phạm kỉ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân

– Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức

– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

2. Quyền của cán bộ, công chức

a. Quyền được đảm bảo các điều kiện thi hành công vụ

– Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ

– Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật

– Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao

– Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ

– Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ

b. Quyền về tiền lương và các chế độ liên quan tới tiền lương

– Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

– Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật

c. Quyền về nghỉ ngơi

Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao đông. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

d. Các quyền khác

Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội, được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, nếu bị thương tật hoặc hi sinh trong khi thi hành công vụ thị được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Read Full Post »

Cán bộ Công chức
– Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lí của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lí của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. – Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kì trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
–  Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kì trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Read Full Post »

– Cơ cấu tổ chức trong một cơ quan nhà nước là tổng thể các đơn vị, các bộ phận được xây dựng xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan. Xây dựng cơ cấu hợp lí, khoa học là phải gọn nhẹ, không cồng kềnh.

– Từng đơn vị được phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng.

– Giữa các đơn vị có quy định mối quan hệ phối hợp cụ thể có tính ràng buộc rõ ràng, tránh sự trùng lắp, chồng chéo trong nội bộ cơ quan

– Nhằm thực hiện nhiệm vụ của cơ quan và thủ trưởng một cách nhịp nhàng, đồng bộ, nhanh, hiệu quả và tiết kiệm

Cần chú ý một số vấn đề sau:

1. Phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan

– Tránh nhiều cấp trung gian

– Có số bộ phận hợp lí, mối liên hệ giữa các bộ phận phải khoa học, rõ ràng về thứ bậc, có liên hệ hợp tác, tham mưu, phối hợp công việc.

2. Tổ chức cơ quan phải đảm bảo các nguyên tắc

– Không có chức năng, nhiệm vụ nào mà không có tổ chức, con người đảm nhận

– Không có tổ chức, cá nhân nào trong cơ quan không có chức năng nhiệm vụ

– Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ, bố trí cán bộ, công chức, nhân viên

– Một tổ chức, một người có thể đảm nhận nhiều chức năng, nhưng một chức năng không nên giao cho nhiều tổ chức, nhiều người. Mỗi người có thể làm nhiều việc trong một chức năng.

3. Có quy chế làm việc cho từng đơn vị, bộ phận và toàn cơ quan. Có quy trình lao động của từng người trong mỗi bộ phận.

4. Viên chức và nhân viên cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm. Phải tuân theo quy chế của đơn vị và quy trình lao động cá nhân, làm sai phải chịu kỉ luật.

5. Tổ chức quản lí lao động hợp lí: có định mức lao động, quy định thời gian xử lí cho từng công việc cụ thể, khi xét hoàn thành nhiệm vụ phải căn cứ cả ba yếu tố: số lượng, chất lượng và thời gian

6. Phân công công việc trong nội bộ cơ quan

– Phân công đơn vị theo chức năng

– Phân công cá nhân theo nhiệm vụ và khả năng, chú ý khí chất và năng lực

– Chú ý phân công và hợp tác lao động: từng cá nhân, đơn vị trong cơ quan phải có sự phối hợp nhất trí và có sự điều hòa hợp lí

7. Khi giao nhiệm vụ phải giao trách nhiệm đi đôi với quyền hạn

8. Cung cấp điều kiện, phương tiện và kinh phí thực thi nhiệm vụ

9. Đánh giá hoạt động của tổ chức, cá nhân dựa trên hiệu quả công việc

10. Đánh giá hiệu quả công việc phải gắn với tính kế thừa và phát triển theo định hướng nhiệm vụ cơ quan

Read Full Post »

1. Những yêu cầu chung về kĩ thuật soạn thảo văn bản

– Nắm vững đường lối, chính sách của Đảng

– Văn bản được ban hành phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan (thuộc thẩm quyền pháp lí của ai? thuộc loại nào? phạm vi tác động đến đâu? trật tự pháp lí được xác định như thế nào? có mâu thuẫn gì với văn bản khác của cơ quan và cơ quan khác?)

– Nắm vững nội dung văn bản cần soạn, phải rõ ràng, phù hợp thực tế, pháp luật hiện hành, không trái văn bản cấp trên, có tính khả thi.

– Trình bày đúng yêu cầu về thể thức, văn phong

– Người soạn thảo nắm vững nghiệp vụ, kĩ thuật soạn thảo dựa trên kiến thức cơ bản và hiểu biết về quản lí hành chính nhà nước và pháp luật

2. Những yêu cầu về nội dung

a. Phải có mục đích rõ ràng

– Trước khi soạn văn bản cần xác định mục tiêu và giới hạn điều chỉnh của nó

– Căn cứ vào mục đích của nội dung văn bản có thể xác định tính thích hợp của nó với mục đích sử dụng. Tính thích hợp thể hiện ở sự đồng nhất nội dung và hình thức văn bản (Nội dung: thiết thực, đáp ứng tối đa yêu cầu thực tế, phù hợp pháp luật hiện hành; Hình thức: thể hiện dưới dạng văn bản thích hợp, thí dụ không dùng chỉ thị thay cho thông báo và ngược lại)

b. Văn bản phải có tính khoa học, phải đảm bảo

– Đủ thông tin quy phạm và thông tin thực tế cần thiết, thông tin được xử lí, đảm bảo chính xác: sự kiện, số liệu, đúng thực tế và còn hiện thời

– Logic về nội dung: nhất quán về chủ đề, bố cục chặt chẽ.

– Thể thức văn bản theo quy định

– Thống nhất với các văn bản khác

c. Văn bản phải có tính khả thi

Tính khả thi là sự kết hợp đúng và hợp lí của tính mục đích, phổ thông đại chúng, khoa học, bắt buộc thực hiện. Văn bản cần tính tới sự phù hợp với trình độ, năng lực, khả năng vật chất của chủ thể thi hành. Không có các nội dung quá lạc hậu, nắm vững điều kiện, khả năng đối tượng thực hiện để xác lập nhiệm vụ của họ.

d. Văn bản phải được viết bằng ngôn ngữ quy phạm

Viết theo văn phong hành chính, có đầy đủ các đặc điểm sau:

– Chính xác, rõ ràng

– Phổ thông, đại chúng

– Khách quan, phi cá tính: không tự ý đưa quan điểm riêng

– Trang trọng, lịch sự: thể hiện tôn trọng chủ thể thi hành, thể hiện “văn minh hành chính”

– Khuôn mẫu: thường theo khuôn mẫu có sẵn, thể hiện cả trong cách dùng từ (“căn cứ vào..” “theo đề nghị của…” “các… chịu trách nhiệm thi hành… này.) Sử dụng từ đúng nghĩa, ngữ pháp, tránh dùng từ khó hiểu, từ địa phương, không dùng từ khẩu ngữ, thường dùng câu tưởng thuật. Câu phải nhất quán với chủ đề, liên kết các ý hài hòa.

3. Yêu cầu về bố cục, thể thức văn bản

Tổng thể văn bản có bố cục như sau

a. Phần mở đầu:

– Quốc hiệu

– Tên cơ quan ban hành văn bản

– Số và kí hiệu (văn bản thông thường khác văn bản quy phạm pháp luật)

– Địa danh, ngày tháng

– Tên loại văn bản

– Trích yếu văn bản

– Căn cứ ban hành văn bản

b. Phần khai triển:

– Loại hình quyết định

– Nội dung điều chỉnh: phần trong tâm có thể theo văn điều khoản hoặc văn xuôi pháp luật

– Điều khoản thi hành gồm: hiệu lực văn bản; chủ thể thi hành; xử lí văn bản cũ

c. Phần kết:

– Thẩm quyền kí: chức vụ, chữ kí, họ tên đầy đủ

– Con dấu hợp pháp

– Nơi nhận

– Dấu độ mật, độ khẩu

– Tên tắt người đánh máy, số lượng bản

– Phụ chú

Read Full Post »

Older Posts »