Feeds:
Posts
Comments

Archive for the ‘Học hành’ Category

Chớp mắt một cái mình đã sinh sống ở cái đất Bỉ này được hơn một năm rồi. Sau bao ngày vật vã cuối cùng cũng được các thầy cô trang trọng trao cho cái bằng Distinction để mang về nhà đóng khung treo lên tường :)) Bây giờ mình đã có học vị thạc sĩ rồi đấy, ai mà tin được chúa lười học như mình cũng có ngày hoàn thành được một khóa cao học với chương trình mà bao nhiêu người ca cẩm là “chưa bao giờ thấy nặng như vậy.”

Một năm vừa rồi trôi qua như một giấc mơ, có đủ buồn vui, cả tiếng cười và nước mắt. Mình đã sống như kiểu nếu hôm nay không làm việc mình định làm hôm nay thì cả đời sẽ ôm hận vì không có cơ hội làm lại vậy :) Chợt nhận ra rằng một năm ngắn ngủi này đã thay đổi tất cả mọi thứ trong mình – tình yêu, mơ ước, thái độ, cách sống. Một năm vừa qua đã khiến mình trưởng thành lên rất nhiều, và trẻ ra cũng rất nhiều :P

dd

Một năm, mình đã lang thang 17 nước châu Âu, vượt mục tiêu đi được 20 nước trước khi 30 tuổi. Hơn tất cả, mình đã được trải nghiệm những thứ mà ngày xưa có lẽ trong mơ mình cũng không dám nghĩ đến. Mình đã biết cái lạnh âm 20 độ của Bắc Âu tháng 12 khi ngủ một đêm ngoài sân bay. Mình đã biết cái nóng 40 độ của Croatia sau một ngày trèo đèo lội suối ở công viên thiên đường Plitvice. Mình đã trải qua cảm giác thở không ra hơi sau khi vắt chân lên cổ chạy cho kịp giờ tàu. Mình đã biết thế nào là choáng ngợp khi ngắm biển và núi xứ Hi Lạp thần thoại. Còn nhiều, nhiều nữa, những ước mơ đã được thực hiện, và những ước mơ mới hình thành vì còn nơi phải đến mà vẫn chưa được đến.

Châu Âu chưa xa đã nhớ. Sẽ có ngày mình quay lại nơi này :)

Read Full Post »

A big surprise

Mình đã hét, đã cười, đã khóc như bị hâm trong buổi tối hôm nay…

… sau khi mình nhận được thông tin rằng mình đậu học bổng toàn phần VLIR-UOS cho khóa Toàn cầu hóa và Phát triển tại Viện Chính sách công của Đại học Antwerp, Bỉ.

Dường như cuộc sống đã thay đổi. Mình không còn sống trong chuỗi ngày dài u ám và buồn chán nữa. Dường như cả bầu trời đang rộng mở trước mắt mình (dù mình chỉ ngồi trong nhà, và bên ngoài trời mưa rả rích). Mình sẽ vỗ cánh tung bay, mình sẽ được tự do, mọi xiềng xích ràng buộc mình đã đứt…

Darling, you said that you’d wait for me to come to you. You drew the picture of us together in Europe. You said we can be free, there would be no obstacles between us like in Vietnam. But you gave up on me.

I can finally get closer to you. But does it really matter now that you don’t care about me anymore?

Read Full Post »

1. Application form

2. Complete CV

3. SOP

4. LOR Ms Bich

5. LOR Mr Son

6. Degree

7. Transcript

8. Explanation of grading system

9. IELTS

10. Passport sized photo

11. Photocopy of international passport

12. Certificate of Employer

DONEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

(But somehow I don’t feel very confident…)

Read Full Post »

Hôm nay quả là một ngày đẹp trời, và vì thế nên có một vụ rất chi là đáng ngạc nhiên xảy ra: ban chấp hành đoàn thanh niên của Vụ đột nhiên yêu cầu mình làm leader cho chương trình sinh hoạt của câu lạc bộ tiếng Anh của Vụ (không biết có phải tại các chị lười quá nên ném việc cho mình hay không). Mình cho rằng đây là một cơ hội tốt (RẤT TỐT, keke) để mình khuấy động phong trào của Vụ lên, mang tiếng Hợp tác quốc tế mà ai nấy cứ suốt ngày cắm đầu làm chẳng chịu ăn chơi nhảy múa gì hết.

Nghĩ chủ đề không đến nỗi quá khó, vì trong đầu tớ lúc nào chẳng có mấy cái trò quái đản :D

Và cái trò tớ nghĩ ra là thi đọc câu xoắn lưỡi (tongue twister) với mục đích phát triển kĩ năng phát âm của các đồng chí thanh niên trong Vụ, hehe.

Tạm thời tớ mò được một vài câu rất chi là hay:

 

Theophiles Thistle, the successful thistle-sifter,

in sifting a sieve full of un-sifted thistles,

thrust three thousand thistles through the thick of his thumb.

 

Now…..if Theophiles Thistle, the successful thistle-sifter,

in sifting a sieve full of un-sifted thistles,

thrust three thousand thistles through the thick of his thumb,

see that thou, in sifting a sieve full of un-sifted thistles,

thrust not three thousand thistles through the thick of thy thumb.

  (more…)

Read Full Post »

Sau 13 ngày chờ đợi ròng rã, cộng với 2 ngày không biết cách tra điểm trên trang web của IELTS, sáng nay tớ phải gọi tới văn phòng của IDP để hỏi cho ra nhẽ, hóa ra tại mình gà :”>

Trên trang https://results.ielts.org/ có cái khung nhập thông tin, do tớ ngớ ngẩn sao đó mà chỉ phần có dấu * mới điền (họ, số CMND, ngày tháng năm sinh, ngày thi) mà (cố tình) quên điền phần Given name (vì không thấy có dấu * màu đỏ bên cạnh). Giờ thì đỡ ngu nhiều rồi, tớ đã tra được kết quả thi Ielts như sau:

Listening Reading Writing Speaking Overall
     8.0     8.0    6.5       6.5    7.5

Tớ rút ra được một vài bài học sau lần liều mạng này, và chắc chắn tớ sẽ áp dụng nếu (lỡ mai này) có phải ôn thi Ielts lần nữa:

–       Nếu có thời gian ôn thi thì hãy ôn cho dài dài ra để làm quen với các dạng bài của Ielts. Tớ ở nhà trùm chăn hô quyết tâm thi Ielts từ cuối tháng 10, đi đăng kí luôn rồi bận rộn túi bụi không có thời gian ôn thi, 27/11 ăn chơi nhảy múa ở Hàn Quốc về xong mới bắt đầu tha sách vở ra ngồi làm quen với đề và tập viết linh tinh, ngày 3/12 tay trắng lững thững đi thi >.< Nhìn quanh thấy các bạn đi thi toàn ôn mấy tháng (có bạn ôn cả năm) mà choáng. Sao các bạn í kiên nhẫn thế không biết :-s Nói chung ôn đều đặn khoảng 3 tháng là vừa :-?

Về bài nghe, nói chung ai hay phải dùng tiếng Anh giao tiếp rồi thì không khó khăn gì đâu. Còn nếu không thì chịu khó cày bài nghe của Ielts, download về mà bật và ngồi làm. Bao giờ làm xong, xem xong kết quả thì lôi phần lời thoại ở cuối quyển sách ra xem, rồi nghe lại lần nữa, nếu nghe chưa ra thì nghe lại đến khi nào nghe ra thì thôi (kinh nghiệm của ai đó, nhưng tớ không có thời gian áp dụng, có điều chắc cũng hữu ích). Khi rảnh (hoặc khi ngồi làm việc) thì bật bài nghe lên cắm vào tai, chẳng cần biết cụ thể nó nói gì, nghe cho nó quen thôi. Nếu có điều kiện hơn thì thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Anh. Tớ được cái ngày nào cũng phải nghe điện thoại với gọi cho các nước nên có dịp luyện nghe đủ các thứ giọng (cuối cùng đi thi thấy sao thầy nói dễ nghe thế, bài nghe dễ nghe thế). Mà phần bài nghe có cái đáng ghét nhất là phần nghe và đoán xem người nói có quan điểm như thế nào (đồng ý, phản đối, góp ý này nọ) về một vấn đề. Hình như phần này tớ làm sai khá nhiều, nếu không thì chẳng đến nỗi 7.5 điểm phần nghe đâu :( Không có mẹo làm bài nên phần này toàn đoán mò thôi, nguy hiểm phết :| À mà hôm tớ thi, cái tai nghe nó cứ xẹt xẹt nên tớ bị mất tập trung đoạn đầu, toi luôn 2 câu đầu tiên. Nếu các bạn đi thi nhớ kiểm tra xem cái tai nghe của mình có ổn không, bỏ sót bài đầu tiên (bài dễ nhất) thì tiếc lắm :(

Về bài viết, khi ôn thi nên tập trung xem có các dạng đề như thế nào, với mỗi dạng đề thì nên có chiến lược ra sao. Trong giai đoạn 3 ngày trước khi thi, mỗi ngày tớ làm một đề viết. Nhưng vì “văn mình vợ người” nên tớ toàn thấy mình viết OK rồi, đến lúc nhìn kết quả mới biết mình viết chẳng ra cái gì cả :)) Đại loại là bài essay phải viết sao cho có mở có kết, có 3 đoạn thân bài (mỗi đoạn nêu một ý) là được kết cấu hợp lí; từ ngữ phải trang trọng lịch sự, cố gắng nhét càng nhiều từ academic một tí (tớ làm bài theo bản năng, không chắc đã đủ 5 từ academic như trong gợi ý của các bài bí quyết thi Ielts hay không). Bài chart thì phải nêu được xu hướng, cố gắng hết sức để không bị lặp từ và dùng các từ có trong cái danh sách từ hay dùng khi phân tích biểu đồ của Ielts (hình như trên mạng rất sẵn cái bảng này). Bài viết chắc nhiều người nói rồi, tớ chẳng nói nữa vì không có kinh nghiệm nào hay ho cả. À mà khi thi mình được phát bút chì, đổi bút chì sau mỗi bài thi, nhưng mà khi viết có lẽ nên dùng bút chì kim cho nó đều nét, dùng bút chì thường của trung tâm phát cho tớ viết nét to nét nhỏ, lộ cộ nhìn ghê lắm :( Các bạn cũng nên mang theo một cái tẩy thật tốt, tẩy phát giấy trắng tinh luôn ấy, vì kiểu gì cũng có chuyện viết xong lại dập dập xóa xóa :D

Phần nói thì cuối tháng 11 đi Hàn Quốc một tuần nên tiện thể dùng với các bạn bên Bộ Tài chính Hàn Quốc luôn :D Thực ra thầy phỏng vấn mình nói dễ nghe lắm, ai xem phim nhiều hoặc nghe nhiều bài luyện Ielts chắc không gặp khó khăn gì. Mình chỉ đôi khi bị vướng mắc về phần từ ngữ thôi. Mà điểm nói của tớ cũng tẹp nhẹp nên tớ chẳng dám cho lời khuyên nào đâu :D

–       Không nhất thiết phải cày cuốc ở trung tâm, nhưng nếu nhà có điều kiện thì nên đi. Lúc đăng kí thi tớ hóng hớt được mấy chị tư vấn hỏi các bạn đăng kí khác là có học ở trung tâm nào không, học thầy nào (thậm chí còn hỏi là thầy Simon già hay Simon trẻ nữa) rồi ghi rõ trong phiếu đăng kí dự thi. Đến tớ thì chẳng ôn iếc gì ở đâu nên chẳng có gì để ghi cả. Không biết cái vụ này có liên quan gì tới sắp xếp thầy cô phỏng vấn hay không nhỉ :-? Nghe thiên hạ đồn đại là nếu đi ôn ở trung tâm thì sẽ được ưu ái hơn (cái này chưa kiểm chứng nên không rõ đâu nhe).

Học ở trung tâm còn có cái lợi nữa là biết các mẹo làm bài. Tớ không biết gì nên các điểm không được như kì vọng. Nếu mà mình đi ôn trung tâm thì không biết sẽ được như thế nào nhỉ 8-> (cứ AQ tí thôi)

–       Tài liệu ôn thi của tớ gần như không có gì ngoài một đống hầm bà lằng download từ trên mạng về mà chẳng sờ tới. Kinh nghiệm rút ra là đừng download nhiều, tốn công, không dùng. Nếu có khả năng thì in bộ Cambridge Ielts (có 8 quyển, tớ ôn 1 tuần nên chỉ kịp dùng mỗi quyển 8) ra ngồi làm thử đề, thấy nó giống dạng đề thi thật phết. Phải cầm quyển sách thật trên tay thì mới có hứng ôn thi, ngồi ôm laptop thì chỉ được một tí là lại lan man lướt web với chat chit ngay.

–       Một vấn đề quan trọng, TỐI quan trọng, là phải tự tin (tớ nhấn mạnh cái này vì khi thi tớ chẳng tự tin gì cả, chỉ nhờ AQ một tí là mình “đã liều thì liều cho trót” nên mới tặc lưỡi cho qua, thành ra lại tràn trề tự tin :D). Khi đến thi các bạn sẽ thấy rất nhiều bạn trông rất chi là… căng thẳng. Các bạn í xúm vào một đám, bàn tán xôn xao rằng sẽ thế nọ sẽ thế kia. Đừng dỏng tai lên nghe xem các bạn í nói gì, vì càng nghe càng hoang mang. Nếu đi một mình (như tớ) thì kiếm một bạn nào trông tươi tỉnh tí, bắt chuyện tán gẫu. Không thì cắm tai nghe bật một bài nhạc hay ho nghe cho tĩnh tâm. Đề thi không khó như mọi người đồn đại đâu. Tớ nghe thiên hạ dọa dẫm nào là khó lắm khó vừa, nhưng đến lúc thi lại thấy dễ hơn mình tưởng (chỉ tương đương mấy bài làm thử trong mấy quyển Cambridge thôi). Có lẽ một số bạn thấy căng thẳng quá nên thấy nó khó hơn bình thường :D

Tạm thời mới có chừng này (cái gọi là) kinh nghiệm, bao giờ nghĩ ra thêm cái gì thì tớ sẽ bổ sung sau. Chúc các bạn ôn thi và thi may mắn nhé :)

Read Full Post »

1. Ôn thi GMAT

Vì IQ giảm nhanh hơn ngôn ngữ, mà GMAT lại cần thiết để làm hồ sơ cho sau này (nếu lỡ có đi học nước ngoài), thời hạn hiệu lực lại dài những 5 năm, nên Thủy Tiên quyết định ôn thi GMAT. Hôm trước làm thử thấy dạo này tính toán sai bét nhè cả, hu hu, dạo này đần đi rồi sao T.T

2. Ôn thi IELTS

Tiện thể ôn GMAT thì ôn luôn cả IELTS, quay lại thời học sinh ôn thi điên cuồng một lượt cho xong đi, học nhiều mệt đầu tóa :((

3. Dịch film

Bị anh Quiz dụ dỗ tham gia dự án dịch film phi lợi nhuận (dịch xong post sub lên các diễn đàn cho thiên hạ hưởng) vì một mục đích lâu dài và cao cả hơn, từ giờ mình sẽ tranh thủ thời gian rảnh trong giờ làm để dịch film. Lần này quyết không làm việc gấp gáp nữa, cái gì cũng phải có mức độ thôi, lao lực xong ốm thì lại quá tội :”>

4. Chuẩn bị tinh thần cho nhiều biến cố mới

Cái này thì không nói chắc được, làm nhân viên là thế đấy, các sếp xáo trộn cái là nhân viên cuống lên chạy theo, hừ hừ

Read Full Post »

Sau bao ngày mày mò lọ mọ ôn thi công chức, post một đống bài spam cái blog wordpress, đột nhiên mình thấy traffic vào blog của mình tăng vọt, và những post hot nhất toàn là về thi công chức Open-mouthed smile Nên hôm nay tớ post luôn cả link download tập tài liệu tớ xin được về, ai thích thì tải về đọc thử xem có ích gì không, nhé Smile

Download tại đây này: Tài liệu thi công chức

Read Full Post »

1. Vị trí và chức năng

Vụ Hợp tác quốc tế là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ hội nhập kinh tế quốc tế và hợp tác tài chính quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính; quản lý các chương trình, dự án có sự tài trợ của nước ngoài cho Bộ Tài chính; tổ chức thực hiện công tác đối ngoại của Bộ Tài chính.

2. Nhiệm vụ

1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính:

a) Dự án, dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính;

b) Chiến lược, chương trình hành động, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về hợp tác quốc tế của Bộ Tài chính;

c) Văn bản quy định về trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa các tổ chức, đơn vị của Bộ Tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế được giao.

2. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, chương trình hành động, kế hoạch về hợp tác quốc tế đã được phê duyệt.

3. Tham gia xây dựng chiến lược, các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Vụ.

4. Về hội nhập kinh tế quốc tế:

a) Chủ trì phối hợp với các tổ chức, đơn vị trong và ngoài Bộ xây dựng phương án đàm phán hội nhập kinh tế quốc tế của Bộ Tài chính; tham gia ý kiến với các Bộ, ngành trong quá trình xây dựng phương án đàm phán theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

b) Chủ trì hoặc tham gia đoàn đàm phán, hoặc đại diện chính thức cho Bộ Tài chính tham gia các đoàn đàm phán của Chính phủ hoặc đoàn đàm phán của các cơ quan khác với các đối tác nước ngoài trên cơ sở phương án đàm phán về hội nhập kinh tế quốc tế đã được phê duyệt và theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

c) Phối hợp với các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ triển khai các cam kết quốc tế thuộc lĩnh vực hội nhập quốc tế của Bộ Tài chính và giám sát việc tổ chức thực hiện của các đơn vị;

d) Quản lý thành viên của Bộ Tài chính tại cơ quan đại diện của Việt Nam bên cạnh Tổ chức Thương mại thế giới và các cơ quan, tổ chức quốc tế khác theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

5. Về hợp tác tài chính quốc tế:

a) Chủ trì phối hợp với các tổ chức, đơn vị có liên quan chuẩn bị phương án nội dung, thoả thuận, cam kết về hợp tác tài chính quốc tế của Bộ Tài chính;

b) Là đầu mối triển khai cơ chế giám sát kinh tế vĩ mô phục vụ nhiệm vụ hợp tác tài chính khu vực và quốc tế;

c) Đại diện cho Bộ Tài chính tổ chức hoặc tham gia các hoạt động hợp tác tài chính quốc tế trên cơ sở phương án nội dung, thoả thuận, cam kết đã được phê duyệt và theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

d) Chủ trì phối hợp với các tổ chức, đơn vị có liên quan lập kế hoạch, điều phối, theo dõi và báo cáo về việc triển khai các thoả thuận, cam kết về hợp tác tài chính quốc tế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

6. Về quản lý chương trình, dự án:

a) Chủ trì xây dựng, trình Bộ phê duyệt kế hoạch chương trình dự án tổng thể và hàng năm về nhu cầu cần hỗ trợ trong các lĩnh vực của Bộ Tài chính;

b) Tổ chức công tác vận động tài trợ hoặc hỗ trợ các đơn vị trong công tác vận động tài trợ cho các chương trình, dự án và lĩnh vực hợp tác cụ thể của Bộ Tài chính;

c) Phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ và hướng dẫn chủ dự án hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ lập văn kiện của các chương trình, dự án; chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị tổ chức thẩm định văn kiện chương trình, dự án đã được xây dựng;

d) Phối hợp với các đơn vị thực hiện đàm phán và ký kết các chương trình, dự án với đối tác nước ngoài theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

đ) Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Tài chính) xác định bộ máy, cơ cấu tổ chức và nhân sự để thực hiện chương trình, dự án trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt;

e) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án; đề xuất biện pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính hoàn thiện công tác quản lý các chương trình, dự án của Bộ Tài chính;

g) Chủ trì xây dựng báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện chương trình, dự án của Bộ Tài chính, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt để báo cáo cấp có thẩm quyền và các cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật.

7. Về công tác đối ngoại:

a) Xây dựng quy chế, hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, các ban quản lý chương trình, dự án hợp tác quốc tế của Bộ trong việc thực hiện các quy định về công tác đối ngoại của Nhà nước và của Bộ Tài chính;

b) Phối hợp với các đơn vị chuẩn bị tài liệu, văn bản cần thiết và các vấn đề có liên quan để phục vụ lãnh đạo Bộ hoặc Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị trao đổi, làm việc với các đối tác nước ngoài về các nội dung hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế của Bộ Tài chính;

c) Tổng hợp xây dựng kế hoạch hàng năm về các đoàn ra, đoàn vào của Bộ Tài chính;

d) Tổ chức thực hiện công tác biên dịch, phiên dịch và công tác lễ tân, lễ tiết đối ngoại theo quy định;

đ) Trực tiếp thực hiện hoặc hỗ trợ cán bộ, công chức của các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ (trừ các tổ chức được phân cấp về quản lý cán bộ), chuyên gia nước ngoài của các dự án hỗ trợ kỹ thuật triển khai các thủ tục về hộ chiếu, xin cấp thị thực xuất nhập cảnh;

e) Xử lý, quản lý, lưu trữ các văn bản đối ngoại đi và đến liên quan đến các hoạt động đối ngoại của Bộ.

8. Chủ trì hoặc phối hợp với các tổ chức, đơn vị trong và ngoài Bộ tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin về công tác hợp tác quốc tế thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật.

9. Tổ chức thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của Bộ.

10. Tổ chức nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và ngoài ngành theo kế hoạch và nội dung được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

11. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.

Read Full Post »

I. Vị trí và chức năng

Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lí nhà nước về:

– Tài chính: gồm ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, dự trữ nhà nước, tài sản nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể

– Hải quan

– Kế toán

– Kiểm toán độc lập

– Giá

– Chứng khoán

– Bảo hiểm

– Hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lí nhà nước của Bộ

– Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

II. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội, dự thảo nghị định của chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của chính phủ, thủ tướng chính phủ

2. Trình thủ tướng chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trong hạn, dài hạn, hàng năm về các lĩnh vực quản lí nhà nước của bộ, dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của thủ tướng chính phủ theo quy định của pháp luật

3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lí nhà nước của bộ

4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách,  chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được ban hành, phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lí nhà nước của bộ, thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lí nhà nước của bộ

5. Quản lí ngân sách nhà nước: thu, chi ngân sách, phân công nhiệm vụ thu chi, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước của các cơ quan trung ương và địa phương, thẩm định, quyết toán thu, chi ngân sách của các cơ quan trung ương, chi ứng trước và thu hồi chi ứng trước ngân sách trung ương…

6. Quản lí thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước: thống nhất quản lí, chỉ đạo, kiểm tra tổ chức thực hiện công tác thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước

7. Quản lí quỹ ngân sách, quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ tài chính khác của Nhà nước: thống nhất kiểm tra và chịu trách nhiệm với quỹ ngân sách nhà nước, quản lí quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ khác của nhà nước theo pháp luật, kiểm soát, thanh toán, chi trả, quyết toán các khoản thu chi của ngân sách nhà nước

8. Quản lí dự trữ nhà nước: ban hành quy định về chế độ quản lí tài chính, xây dựng, trình chính phủ danh mục hàng dự trữ, tổng mức dự trữ, tổng mức tăng dự trữ nhà nước, kế hoạch dự trữ nhà nước… Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra thực hiện dự trữ nhà nước

9. Quản lí tài sản nhà nước

Thống nhất quản lí tài sản nhà nước; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng chính sách tài chính về quản lí, sử dụng tài sản nhà nước; kiểm tra, giám sát, xử lí vi phạm trong sử dụng tài sản nhà nước

10. Quản lí tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp: xây dựng, ban hành chế độ quản lí, cơ chế giám sát tài chính doanh nghiệp, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện cơ chế, chính sách nhà nước về tài chính doanh nghiệp, theo dõi, giám sát, tổng hợp, đánh giá tình hình bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, tổng hợp, phân tích tình hình thực hiện quyền, nghĩa vụ đại diện quyền sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp

11. Quản lí vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ của khu vực công, nợ quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế: xây dựng, trình chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ ban hành chính sách, chế độ quản lí vay nợ và trả nợ trong và ngoài nước của chính phủ và khu vực công, nợ quốc gia, là đầu mối giúp chính phủ thống nhất quản lí nhà nước về vay và trả nợ của chính phủ, khu vực công, vay và trả nợ của quốc gia, quản lí tài chính với các khoản vay nước ngoài, đại diện bên vay cho nhà nước, quản lí, kiểm tra, giám sát, báo cáo tình hình sử dụng vốn vay và trả nợ

12. Quản lí về kế toán, kiểm toán

Xây dựng, trình Chính phủ ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện theo thẩm quyền các chế độ kế toán, kiểm toán, chế độ báo cáo, công khai tài chính – ngân sách; Ban hành quy định về nguyên tắc, chuẩn mực, phương pháp chuyên môn, tiêu chuẩn nghiệp vụ kế toán, kiểm toán, kiểm tra hoạt động hành nghề kế toán, kiểm toán; có ý kiến cuối cùng về các bất đồng và tranh chấp về kế toán và kiểm toán độc lập.

13. Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán:

Xây dựng, trình ban hành chính sách phát triển thị trường chứng khoán; phê duyệt phương án thành lập, đình chỉ hoạt động, giải thể hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu, phương thức  hoạt động, mô hình tổ chức của các cơ quan tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

Kiểm tra, giám sát hoạt động của của các tổ chức có liên quan đến việc phát hành, kinh doanh, dịch vụ chứng khoán

14. Quản lý nhà nước về bảo hiểm:

Xây dựng, trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách phát triển thị trường bảo hiểm, quản lí Giấy phép thành lập và hoạt động đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; giấy phép đặt Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam; kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và các tổ chức, cá nhân có liên quan; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm cho các hoạt động thị trường bảo hiểm diễn ra có hiệu quả và đúng pháp luật.

15. Quản lí tài chính các tổ chức tài chính và dịch vụ tài chính:

Xây dựng hệ thống quy định chính sách và mô hình tổ chức các dịch vụ tài chính, tổ chức tài chính, quản lí tài chính với các ngân hàng, tổ chức bảo hiểm, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tổ chức hoạt động dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác thuộc lĩnh vực quản lí.

16. Quản lí nhà nước về hải quan:

Xây dựng, ban hành, tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ của ngành hải quan.

17. Quản lí nhà nước về lĩnh vực giá:

Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, văn bản pháp quy liên quan tới giá, bình ổn giá cả, thẩm định giá…

18. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, công tác thống kê trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

19. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính

20. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ quản lý trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

21. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.

22. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

23. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về chế độ quản lý tài chính, ngân sách và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

24. Xây dựng, trình Chính phủ ban hành các chương trình đổi mới cơ chế quản lí tài chính công, quyết định và chỉ đạo chương trình cải cách hành chính của Bộ

25. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

26. Quản lý và tổ chức thực hiện công tác tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư phát triển và xây dựng trong toàn ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

27. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

Read Full Post »

I. Quản lí nhà nước về tài chính tiền tệ

1. Khái niệm:

Tiền là chứng chỉ ghi nhận hành vi trao hàng của đối tác, để người nhận vật chứng chỉ đó có thể nhận được hàng tương tác khi có hàng trao đổi lại

– Các hình thức của tiền: vật ngẫu nhiên, vật quý hiểm (vàng, bạc, đá quý), tiền kim loại, tiền giấy…

– Vai trò, chức năng của tiền: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông hàng hóa, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán

2. Nội dung quản lí

– Những vấn đề cần quản lí: kinh doanh tiền tệ (kể cả ngoại tệ), nạn tiền giả, sự cất trữ tiêu cực, việc bảo vệ tiền…

– Nội dung quản lí tiền tệ:

+ Phát hành tiền (thuần túy đổi tiền)

+ Điều tiết lượng tiền trong lưu thông (dùng các ngân hàng thương mại hoặc các hình thức như tín phiếu kho bạc, công trái quốc gia…)

+ Quản lí hoạt động tín dụng (như đối với các doanh nghiệp khác): tập trung vào lãi suất, ngoài ra, bảo vệ tài sản người gửi, ngăn ngừa hành vi lừa đảo

+ Quản lí kinh doanh vàng, bạc, đá quý; tài sản quý hiếm, nghiêm cấm chuyển ra nước ngoài, quản lí lượng luân chuyển qua các cửa hàng

+ Quản lí ngoại hối: lượng ngoại tệ nhập khẩu, đổi ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ

+ Phòng chống tiền giả

II. Thực trạng công tác quản lí tiền tệ

1. Những mặt được

Về tổng thể: điều chỉnh giá vật tư, khấu hao, tỉ giá…; chính sách một giá, sát thị trường, bổ sung một số chính sách quan trọng như chính sách lãi suất, thuế, hải quan…

Về tiền tệ: có những chuyển biến bước đầu trong điều hòa lưu thông tiền tệ, điều chỉnh lãi suất theo tín hiệu thị trường, quản lí ngoại hối, tổ chức thanh toán…

2. Hạn chế

– Lạm phát tăng, đồng tiền Việt Nam mất giá

– Thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán phát triển chưa bền vững, chưa được kiểm soát chặt chẽ

– Tình trạng nợ đọng, nợ quá hạn, kéo dài của các doanh nghiệp còn nhiều, khó giải quyết

– Kiểm soát của nhà nước với lưu thông tiền tệ và các thị trường tài chính tiền tệ chưa đúng mức, kém hiệu lực và hiệu quả

3. Tác động đến nền kinh tế

– Phát triển thị trường tài chính tiền tệ –> mở rộng thị trường hàng hóa (thông qua huy động vốn)

– Kiềm chế lạm phát –> ổn định giá –> phục vụ sản xuất kinh doanh, ổn định xã hội

III. Các chính sách tiền tệ

– Điều hành cung ứng tiền: linh hoạt theo tín hiệu thị trường

– Thực hiện chính sách tín dụng: mở rộng tín dụng với các thành phần kinh tế, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ

– Chính sách quản lí ngoại hối: tỉ giá sát cung cầu, cơ chế mua bán ngoại tệ, hỗ trợ xuất nhập khẩu

– Chính sách đối với ngân sách nhà nước: quản lí chặt chẽ thu chi ngân sách, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, tập trung đầu tư có hiệu quả…

Read Full Post »

1. Các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước

– Hệ thống thể chế quản lí xã hội theo luật pháp, gồm: Hiến pháp, luật, pháp lệnh và văn bản pháp quy của cơ quan hành chính

– Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính các cấp, các ngành từ chính phủ trung ương tới chính quyền cơ sở

– Đội ngũ cán bộ công chức hành chính gồm những người thực thi công vụ trong bộ máy hành chính công quyền

Ba yếu tố trên có mối gắn bó hữu cơ với nhau, vì vậy để hoàn thiện nền hành chính nhà nước cần cải cách đồng bộ và được tổ chức từ chính phủ và chính quyền địa phương các cấp.

2. Đặc điểm của nền hành chính nhà nước

– Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị

+ Hành chính nhà nước phục vụ chính trị, thực hiện những nhiệm vụ chính trị do cơ quan quyền lực nhà nước quyết định, trong đó Đảng là hạt nhân lãnh đạo

+ Tuy nhiên cũng có tính độc lập tương đối về nghiệp vụ kĩ thuật hành chính

– Tính pháp quyền

+ Nền hành chính nhà nước là công cụ của công quyền, hoạt động dưới luật theo những nguyên tắc quy phạm pháp luật

+ Tính pháp quyền đòi hỏi cơ quan hành chính và cán bộ công chức phải nắm vững quyền lực, sử dụng đúng quyền lực, đảm bảo đúng chức năng và thẩm quyền

– Tính liên tục tương đối ổn định và thích ứng

+ Nhiệm vụ của hành chính công là phục vụ công vụ và công dân. Đây là công việc thường xuyên, hàng ngày, liên tục vì các mối quan hệ xã hội và hành vi công dân được pháp luật điều chỉnh diễn ra thường xuyên liên tục

+ Tính liên tục ổn định không loại trừ tính thích ứng, ổn định là tương đối, không phải cố định. Đời sống kinh tế và xã hội luôn biến động không ngừng, do đó nền hành chính nhà nước cũng phải luôn thích ứng với hoàn cảnh thực tế đó.

– Tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao

+ Các hoạt động trong nền hành chính nhà nước có nội dung phức tạp và đa dạng, đòi hỏi các nhà hành chính phải có kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn sâu rộng

+ Cán bộ công chức là những người thực thi công vụ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của họ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc

– Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ

+ Nền hành chính nhà nước gồm một hệ thống định chế thứ bậc chặt chẽ từ trung ương tới địa phương trong đó cấp dưới phục tùng cấp trên

+ Mỗi cấp mỗi công chức hoạt động theo thẩm quyền của mình

– Tính không vụ lợi

+ Hành chính nhà nước có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công và công dân

+ Xây dựng hành chính công, công tâm trong sạch không vì mục đích doanh lợi, không đòi hỏi ở người được phục vụ trả thù lao

– Tính nhân đạo

+ Bản chất nhà nước ta là nhà nước dân chủ, của dân, do dân và vì dân

+ Tôn trọng quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân là xuất phát điểm của hệ thống luật, thể chế, quy tắc và thủ tục hành chính

+ Cơ quan hành chính và đội ngũ công chức không được quan liêu cửa quyền, hách dịch gây phiền hà cho dân khi thi hành công vụ

Read Full Post »

1. Khái niệm về quy trình ban hành văn bản

Quy trình ban hành văn bản là các bước mà cơ quan quản lí hành chính nhà nước có thẩm quyền nhất thiết phải tiến hành trong công tác xây dựng và ban hành văn bản theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của mình

2. Quy trình chung của việc xây dựng và ban hành văn bản

2.1 Sáng kiến văn bản: đề xuất và lập chương trình xây dựng dự thảo văn bản

2.2. Soạn thảo dự án và thảo văn bản:

a. Quyết định cơ quan đơn vị, cá nhân chủ trì soạn thảo, lập Ban soạn thảo

b. Ban soạn thảo tổ chức nghiên cứu biên soạn dự thảo

* Tổng kết đánh giá các văn bản có liên quan, thu thập tài liệu, thông tin, nghiên cứu rà soát các văn kiện chủ đạo của Đảng, các văn bản pháp luật hiện hành, khảo sát điều tra xã hội, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài

Ý nghĩa: Tổng kết, đánh giá các văn bản có liên quan, thu thập tài liệu nhằm tiếp thu, kế thừa những nội dung vẫn còn hiệu lực của các văn bản trước đó, mặt khác nhằm tránh tình trạng chồng chéo về nội dung hoặc xung đột giữa văn bản sắp ban hành với các văn bản có liên quan. Nghiên cứu, rà soát các văn kiện của Đảng nhằm cụ thể hóa đường lối, chính sách và sự lãnh đạo của Đẳng vào các văn bản pháp luật, đưa sự lãnh đạo của Đảng vào cuộc sống. Việc điều tra, khảo sát xã hội, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài nhằm có thông tin phân tích, đưa ra những quyết định phù hợp với thực tế. Đối với những lĩnh vực mới, cần tham khảo kinh nghiệm của các nước đi trước, áp dụng có nghiên cứu, chọn lọc phù hợp với tình hình cụ thể.

* Chọn lựa phương pháp hợp lí, xác định mục đích, yêu cầu để có cơ sở lựa chọn thể thức văn bản, ngôn ngữ diễn đạt, văn phong trình bày và thời điểm ban hành

* Viết dự thảo lần thứ nhất:

+ Phác thảo nội dung ban đầu

+ Soạn đề cương chi tiết

+ Tham khảo ý kiến của thủ trưởng, các chuyên gia

+ Tổ chức thảo luận nội dung phác thảo

+ Chỉnh lí phác thảo

Dự thảo phải đảm bảo tính mục đích, tính khoa học, tính khả thi, tính bắt buộc thực hiện và tính đại chúng

Ý nghĩa: Bước dự thảo văn bản,  lấy ý kiến, tổ chức thảo luận nội dung phác thảo có ý nghĩa quan trọng nhằm bước đầu xây dựng nội dung văn bản, đảm bảo nội dung văn bản có chất lượng, chiều sâu

* Biên tập và tổ chức đánh máy dự thảo

* Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo, chú trọng ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân (các nhà khoa học chuyên ngành) có liên quan đến lĩnh vực văn bản điều chỉnh

Ý nghĩa: bước lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật, nhằm tranh thủ chuyên môn, kinh nghiệm của các chuyên gia của các ngành khác, đảm bảo văn bản có tính khoa học, tính thống nhất, tính khả thi, tránh sự chồng chéo, xung đột giữa các văn bản pháp lí

* Thẩm định dự thảo

Bước thẩm định dự thảo được áp dụng tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo văn bản do cơ quan chủ trì soạn thảo xác định việc thẩm định. Trường hợp thẩm định, hồ sơ thẩm định gồm các giấy tờ sau:

+ Công văn yêu cầu thẩm định

+ Tờ trình dự thảo

+ Bản dự thảo

+ Bản tổng hợp ý kiến tham gia

+ Các văn bản có liên quan khác (nếu có)

2.3 Thông qua

a. Cơ quan, đơn vị soạn thảo trình hồ sơ hồ sơ trình duyệt dự thảo lên cấp trên để xem xét và thông qua. Hồ sơ trình duyệt bao gồm:

– Tờ trình dự thảo văn bản

– Bản dự thảo

– văn bản thẩm định (nếu có_

– Bản tập hợp ý kiến tham gia

– Các văn bản, giấy tờ liên quan khác

b. Thông qua và kí ban hành văn bản theo đúng thẩm quyền và thủ tục luật định

c. Trong trường hợp không được thông qua thì cơ quan soạn thảo phải chỉnh lí và trình lại dự thảo văn bản trong thời gian nhất định

2.4 Công bố văn bản

Văn bản không thuộc danh mục bí mật nhà nước tùy theo tính chất và nội dung phải được công bố, yết thị và đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng theo luật định

2.5 Gửi và lưu trữ văn bản

– Thủ tục chuyển văn bản

– Thủ tục sao văn bản

– Thủ tục lưu văn bản

Read Full Post »

1. Những việc liên quan đến đạo đức công vụ

– Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao, gây bè phái, mất đoàn kết, tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công

– Sử dụng tài sản của nhà nước và của nhân dân trái pháp luật

– Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn, sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi

– Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức

2. Những việc liên quan đến bí mật nhà nước

– Không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức

– Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan tới ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài

– Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách với những người phải áp dụng quy định tại điều này

3. Những việc khác

Ngoài những điều trên, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền.

Read Full Post »

Cán bộ Công chức
– Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lí của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lí của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. – Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kì trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
–  Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kì trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Read Full Post »

– Cơ cấu tổ chức trong một cơ quan nhà nước là tổng thể các đơn vị, các bộ phận được xây dựng xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan. Xây dựng cơ cấu hợp lí, khoa học là phải gọn nhẹ, không cồng kềnh.

– Từng đơn vị được phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng.

– Giữa các đơn vị có quy định mối quan hệ phối hợp cụ thể có tính ràng buộc rõ ràng, tránh sự trùng lắp, chồng chéo trong nội bộ cơ quan

– Nhằm thực hiện nhiệm vụ của cơ quan và thủ trưởng một cách nhịp nhàng, đồng bộ, nhanh, hiệu quả và tiết kiệm

Cần chú ý một số vấn đề sau:

1. Phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan

– Tránh nhiều cấp trung gian

– Có số bộ phận hợp lí, mối liên hệ giữa các bộ phận phải khoa học, rõ ràng về thứ bậc, có liên hệ hợp tác, tham mưu, phối hợp công việc.

2. Tổ chức cơ quan phải đảm bảo các nguyên tắc

– Không có chức năng, nhiệm vụ nào mà không có tổ chức, con người đảm nhận

– Không có tổ chức, cá nhân nào trong cơ quan không có chức năng nhiệm vụ

– Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ, bố trí cán bộ, công chức, nhân viên

– Một tổ chức, một người có thể đảm nhận nhiều chức năng, nhưng một chức năng không nên giao cho nhiều tổ chức, nhiều người. Mỗi người có thể làm nhiều việc trong một chức năng.

3. Có quy chế làm việc cho từng đơn vị, bộ phận và toàn cơ quan. Có quy trình lao động của từng người trong mỗi bộ phận.

4. Viên chức và nhân viên cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm. Phải tuân theo quy chế của đơn vị và quy trình lao động cá nhân, làm sai phải chịu kỉ luật.

5. Tổ chức quản lí lao động hợp lí: có định mức lao động, quy định thời gian xử lí cho từng công việc cụ thể, khi xét hoàn thành nhiệm vụ phải căn cứ cả ba yếu tố: số lượng, chất lượng và thời gian

6. Phân công công việc trong nội bộ cơ quan

– Phân công đơn vị theo chức năng

– Phân công cá nhân theo nhiệm vụ và khả năng, chú ý khí chất và năng lực

– Chú ý phân công và hợp tác lao động: từng cá nhân, đơn vị trong cơ quan phải có sự phối hợp nhất trí và có sự điều hòa hợp lí

7. Khi giao nhiệm vụ phải giao trách nhiệm đi đôi với quyền hạn

8. Cung cấp điều kiện, phương tiện và kinh phí thực thi nhiệm vụ

9. Đánh giá hoạt động của tổ chức, cá nhân dựa trên hiệu quả công việc

10. Đánh giá hiệu quả công việc phải gắn với tính kế thừa và phát triển theo định hướng nhiệm vụ cơ quan

Read Full Post »

Older Posts »