Feeds:
Posts
Comments

Archive for the ‘Work’ Category

CHÍNH PHỦ

 

Số:262 /BC-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

Hà Nội, ngày23tháng 11 năm 2011

 

 

BÁO CÁO

Thực trạng hoạt động của tập đoàn, tổng công ty nhà nước

giai đoạn 2006 -2010 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp

giai đoạn 2011 – 2015

Kính gửi: Quốc hội

Thực hiện Nghị quyết số 42/2009/QH12 ngày 27/11/2009 của Quốc hội về nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Chính phủ báo cáo Quốc hội thực trạng hoạt động của tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2006 – 2010 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2011 – 2015 như sau:

 I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

 1. Về tình hình tài chính

Mặc dù trong những năm qua tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước gặp nhiều khó khăn, nhưng các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã có nhiều cố gắng, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, có lãi (tuy không cao), bảo đảm việc làm, cung ứng các sản phẩm, hàng hóa và các dịch vụ thiết yếu cho xã hội, góp phần cùng với Nhà nước bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội (Vinashin đang trong quá trình tái cơ cấu nên tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh không tập hợp trong báo cáo này), cụ thể:

a) Vốn chủ sở hữu

Năm 2006 khi mới hình thành một số tập đoàn kinh tế, quy mô vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty là 317.647 tỷ đồng, đến hết năm 2010 vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty là 653.166 tỷ đồng, bằng 204% so với năm 2006.

Vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty hàng năm tăng chủ yếu từ nguồn lợi nhuận sau thuế; đánh giá lại tài sản, thặng dư vốn thu được trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên, đơn vị phụ thuộc của tập đoàn, tổng công ty.

b) Tổng tài sản

– Năm 2006, tổng tài sản của các tập đoàn, tổng công ty là 751.698 tỷ đồng, đến hết năm 2010, tổng tài sản của các tập đoàn, tổng công ty là 1.799.317 tỷ đồng, bằng 238 % so với năm 2006.

Trong cơ cấu về tài sản, tỷ trọng tài sản cố định chiếm gần 40% tổng tài sản, thể hiện các tập đoàn, tổng công ty đã tăng cường đầu tư, đổi mới tài sản cố định, hiện đại hoá công nghệ, thiết bị để phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

c) Nợ phải trả

Theo quy định hiện hành, các tập đoàn, tổng công ty được quyền chủ động huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trong phạm vi hệ số nợ phải trả trên vốn điều lệ không vượt quá 3 lần. Tuy nhiên, để đánh giá đúng tình hình huy động vốn trên khả năng tài chính, nợ phải trả cần được tính trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty.

Năm 2006, tổng số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty là 419.991 tỷ đồng, bình quân bằng 1,32 lần vốn chủ sở hữu, đến hết năm 2010, tổng số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty là 1.088.290 tỷ đồng, bình quân bằng 1,67 lần vốn chủ sở hữu.

Xét từng tập đoàn, tổng công ty thì có 30 tập đoàn, tổng công ty tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần. Trong đó: Có 07 tổng công ty trên 10 lần; Có 09 tổng công ty trên 5 – 10 lần; Có 14 tổng công ty từ 3 – 5 lần.

2. Về kết quả sản xuất kinh doanh

a) Doanh thu

– Năm 2007, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty là 642.004 tỷ đồng, tăng 29 % so với thực hiện năm 2006.

– Năm 2008, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty là 842.758 tỷ đồng, tăng 31 % so với thực hiện năm 2007.

– Năm 2009, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty là 1.098.553 tỷ đồng, tăng 30 % so với thực hiện năm 2008.

– Năm 2010, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty là 1.488.273 tỷ đồng, tăng 35 % so với thực hiện năm 2009.

b) Lợi nhuận

– Năm 2007, lợi nhuận của các tập đoàn, tổng công ty là 71.491 tỷ đồng, tăng 6 % so với thực hiện năm 2006.

– Năm 2008, lợi nhuận của các tập đoàn, tổng công ty là 88.478 tỷ đồng, tăng 24 % so với thực hiện năm 2007.

– Năm 2009, lợi nhuận của các tập đoàn, tổng công ty là 97.537 tỷ đồng, tăng 10 % so với thực hiện năm 2008.

– Năm 2010, lợi nhuận của các tập đoàn, tổng công ty là 162.910 tỷ đồng, tăng 66 % so với thực hiện năm 2009.

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các tập đoàn, tổng công ty trong giai đoạn vừa qua đều có lãi như: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam; Tập đoàn Viễn thông Quân đội; Tập đoàn Công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam; Tập đoàn Cao su Việt Nam; Tổng công ty Lương thực miền Bắc; Tổng công ty Lương thực miền Nam; Tổng công ty Hoá chất Việt Nam (nay là Tập đoàn); Tổng công ty Sông Đà (nay là Tập đoàn); Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (nay là Tập đoàn); Tổng công ty Du lịch Sài Gòn; Tổng công ty Thương mại Sài Gòn; Tổng công ty Bến Thành; Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn;…

Tuy nhiên, trong những năm vừa qua do công tác quản trị, giá bán một số mặt hàng chưa được thực hiện hoàn toàn theo giá thị trường, khủng hoảng về tài chính toàn cầu… là những yếu tố ảnh hưởng đến một số tập đoàn, tổng công ty vài năm trở lại đây kinh doanh thua lỗ như:

+ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN): Yếu tố kết cấu sản lượng điện sản xuất và mua ngoài của EVN ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của EVN; nếu thời tiết thuận lợi, mưa nhiều đầu nguồn thì sản lượng thuỷ điện nhiều; trong khi đó giá bán điện của các nhà máy thuỷ điện thấp hơn so với nhiệt điện, đồng thời phải tăng thêm cả phát điện từ dầu, vì vậy kết cấu sản lượng điện từ thuỷ điện là một yếu tố gần như quyết định kết quả kinh doanh của EVN (năm 2010, theo đề án, sản lượng phát điện từ dầu là 822 triệu KWh, thực tế là 2.488,5 triệu KWh).

Chênh lệch tỷ giá cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của Tập đoàn như chi phí mua điện bằng ngoại tệ tăng; nhiều khoản vay đầu tư của EVN bằng ngoại tệ nên khi tỷ giá tăng thì chi phí lãi vay cũng tăng; đồng thời khoản chênh lệch tỷ giá do cuối năm đánh giá lại các khoản vay có gốc ngoại tệ sẽ tăng rất lớn. Nếu tính đúng theo quy định thì từ năm 2008 đến nay kết quả kinh doanh của EVN năm nào cũng lỗ, nguyên nhân chính do chênh lệch tỷ giá. Tính đến 31/12/2010 EVN chưa phân bổ được vào chi phí sản xuất kinh doanh khoản lỗ chênh lệch tỷ giá luỹ kế là 15.463 tỷ đồng.

Đối với giá bán điện cho các hộ dùng điện vẫn thực hiện theo giá cũ là 1.077 đ/KWh. Từ 01/3/2011, giá bán điện mới được tăng lên là 1.242 đ/KWh, mức tăng này vẫn chưa thể bù đắp chi phí (theo tính toán của EVN, giá thành điện bình quân 6 tháng đầu năm 2011 là 1.303,40 đ/kWh, ước cả năm 2011 là 1.350,20 đ/kWh).

Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng phương án điều chỉnh giá địên theo lộ trình thích hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

+ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam: Hàng hoá và giá cước vận chuyển giảm mạnh do suy giảm kinh tế và khủng hoảng tài chính, trong khi chi phí đầu vào tăng cao, đặc biệt chi phí nguyên liệu, lãi vay chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí đầu tư đội tàu; mặt khác, khi tiếp nhận các doanh nghiệp, dự án từ Vinashin theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thì nợ phải trả của Tổng công ty tăng làm chi phí lãi vay tăng thêm nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

+ Ngoài ra, một số công ty con thuộc tập đoàn, tổng công ty có lỗ phát sinh như: Tập đoàn Dệt may Việt Nam; Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị; Tổng công ty XDCTGT 1; Tổng công ty Chè Việt Nam; Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và KCN; Tổng công ty Xăng dầu Quân đội; Tổng công ty 15 – Bộ Quốc phòng; Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn.

Đối với một số tổng công ty lỗ từ thời gian trước để lại như Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam, Tổng công ty Xây dựng đường thuỷ,… Chính phủ đã có chỉ đạo các Bộ chuyên ngành xem xét xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp không xử lý được thì thực hiện giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.

Tính đến 31/12/2010, lỗ phát sinh trong năm 2010 là 1.116 tỷ đồng; lỗ luỹ kế là 26.123 tỷ đồng.

c) Nộp ngân sách

– Năm 2007, nộp ngân sách nhà nước của các tập đoàn, tổng công ty là 133.108 tỷ đồng, giảm 8 % so với thực hiện năm 2006.

– Năm 2008, nộp ngân sách nhà nước của các tập đoàn, tổng công ty là 223.260 tỷ đồng, tăng 67% so với thực hiện năm 2007 (do giá dầu thế giới tăng đột biến, nên tăng nguồn thu từ dầu thô). Nếu loại trừ yếu tố tăng đột biến từ nguồn thu dầu thô (khoảng 32.100 tỷ đồng), thì nộp ngân sách năm 2008 chỉ tăng40% so với thực hiện năm 2007.

– Năm 2009, nộp ngân sách nhà nước của các tập đoàn, tổng công ty là 189.991 tỷ đồng, giảm 15 % so với thực hiện năm 2008 (do biến động của giá dầu trên thế giới, nên nguồn thu từ dầu giảm);

– Năm 2010, nộp ngân sách nhà nước của các tập đoàn, tổng công ty là 231.526 tỷ đồng, tăng 21 % so với thực hiện năm 2009.

Hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được nâng cao dần qua các năm, tạo sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận, làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần cân đối nguồn thu để thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó, nhiều tập đoàn, tổng công ty liên tục có lãi nên số nộp ngân sách nhà nước lớn như: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam; Tập đoàn Viễn thông Quân đội; Tập đoàn Công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam; Tập đoàn Cao su Việt Nam; Tổng công ty Lương thực miền Bắc; Tổng công ty Lương thực miền Nam; Tập đoàn Hoá chất Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam; Tổng công ty Thương mại Sài Gòn; Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn; Tổng công ty Khánh Việt…

Tuy vậy, hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước nói chung và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói riêng còn chưa tương xứng với vị trí, vai trò, tiềm năng của doanh nghiệp.

3. Về đầu tư vào một số lĩnh vực ngoài ngành kinh doanh chính

Giá trị các khoản đầu tư vào chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư, ngân hàng là: Năm 2006 (6.114 tỷ đồng); Năm 2007 (14.441 tỷ đồng); Năm 2008 (19.840 tỷ đồng); Năm 2009 (14.991 tỷ đồng); Năm 2010 (21.814 tỷ đồng). Trong đó:

a) Đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán

Đến cuối năm 2010, các tập đoàn, tổng công ty đầu tư 3.576 tỷ đồng vào lĩnh vực chứng khoán; năm 2009 là 986 tỷ đồng; năm 2008 là 1.697 tỷ đồng; năm 2007 là 1.328 tỷ đồng và năm 2006 là 707 tỷ đồng.

Tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán so với: Vốn Chủ sở hữu và Tổng tài sản như sau:

STT

Chỉ tiêu

Tỷ lệ % đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán so với các chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1. Vốn Chủ sở hữu

0,22

0,32

0,35

0,18

0,55

2. Tổng tài sản

0,09

0,13

0,14

0,07

0,20

b) Đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm

Đến cuối năm 2010, các tập đoàn, tổng công ty đầu tư 2.236 tỷ đồng vào lĩnh vực bảo hiểm; năm 2009 là 1.578 tỷ đồng; năm 2008 là 3.007 tỷ đồng; năm 2007 là 2.655 tỷ đồng và năm 2006 là 758 tỷ đồng.

Tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm so với: Vốn Chủ sở hữu và Tổng tài sản như sau:

 STT

Chỉ tiêu

Tỷ lệ % đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm so với các chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1. Vốn Chủ sở hữu

0,24

0,65

0,62

0,28

0,34

2. Tổng tài sản

0,10

0,26

0,25

0,11

0,12

c) Đầu tư vào bất động sản

Đến cuối năm 2010, các tập đoàn, tổng công ty đầu tư 5.379 tỷ đồng vào lĩnh vực bất động sản; năm 2009 là 2.999 tỷ đồng; năm 2008 là 2.285 tỷ đồng; năm 2007 là 1.431 tỷ đồng và năm 2006 là 211 tỷ đồng.

Tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực bất động sản so với: Vốn Chủ sở hữu và Tổng tài sản như sau:

STT

Chỉ tiêu

Tỷ lệ % đầu tư vào lĩnh vực bất động sản so với các chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1. Vốn Chủ sở hữu

0,07

0,35

0,47

0,54

0,83

2. Tổng tài sản

0,03

0,14

0,19

0,21

0,30

d) Đầu tư vào Quỹ đầu tư

Đến cuối năm 2010, các tập đoàn, tổng công ty đầu tư 495 tỷ đồng vào Quỹ đầu tư; năm 2009 là 694 tỷ đồng; năm 2008 là 1.424 tỷ đồng; năm 2007 là 1.050 tỷ đồng và năm 2006 là 600 tỷ đồng.

Tỷ lệ đầu tư vào các Quỹ đầu tư so với: Vốn Chủ sở hữu và Tổng tài sản như sau:

 STT

Chỉ tiêu

Tỷ lệ % đầu tư vào Quỹ đầu tư so với các chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1. Vốn Chủ sở hữu

0,19

0,26

0,29

0,13

0,08

2. Tổng tài sản

0,08

0,10

0,12

0,05

0,03

đ) Đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng

Đến cuối năm 2010, các tập đoàn, tổng công ty đầu tư 10.128 tỷ đồng vào lĩnh vực ngân hàng; năm 2009 là 8.734 tỷ đồng; năm 2008 là 11.427 tỷ đồng; năm 2007 là 7.977 tỷ đồng và năm 2006 là 3.838 tỷ đồng.

Tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng so với: Vốn Chủ sở hữu và Tổng tài sản như sau:

STT

Chỉ tiêu

Tỷ lệ % đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng so với các chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1. Vốn Chủ sở hữu

1,21

1,94

2,36

1,57

1,56

2. Tổng tài sản

0,51

0,79

0,95

0,60

0,57

Trong thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước dừng và rút vốn đầu tư vào các lĩnh vực nêu trên (Điều 12 Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 5/02/2009 của Chính phủ; công văn số 3780/VPCP-ĐMDN ngày 5/02/2008 và công văn số 6207/VPCP-KTTH ngày 01/9/2010 của Văn phòng Chính phủ). Trường hợp đặc biệt có nhu cầu đầu tư vượt quy định phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Trong năm 2009 và 2010 phần vốn đầu tư của một số tập đoàn, tổng công ty vào các lĩnh vực nêu trên tăng so với năm trước là do tình hình kinh tế thế giới và trong nước suy giảm, lạm phát cao; các công ty cổ phần (thuộc các lĩnh vực nêu trên) do áp lực về vốn đã thực hiện tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, do các nhà đầu tư khó khăn về tài chính, mặt khác công ty cổ phần cũng khó khăn về vốn để duy trì hoạt động và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nên nhiều doanh nghiệp đã tăng vốn điều lệ theo hình thức: chia cổ tức bằng cổ phiếu, thưởng cổ phiếu và cho các cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phần phát hành thêm, nên cơ bản giá trị đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty tăng nhưng tỷ lệ vốn góp không thay đổi hoặc không vượt mức quy định của Chính phủ. Đối với việc thực hiện quyền mua cổ phần phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu, các tập đoàn, tổng công ty đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận như: Tập đoàn Viettel; Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn; Tập đoàn Hoá chất Việt Nam; Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam…, nhưng cũng có những tập đoàn, tổng công ty do khả năng tài chính hoặc nếu tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực nêu trên sẽ vượt mức quy định, nên Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo không cho phép tiếp tục đầu tư mua thêm cổ phần ở những lĩnh vực này như: Tổng công ty Thành An; Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam.

Một số tập đoàn, tổng công ty khi thực hiện quyền mua cổ phần phát hành thêm hoặc tiếp tục góp vốn vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán nhưng không báo cáo Thủ tướng Chính phủ như: Tập đoàn Công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam; Tổng công ty Giấy Việt Nam; Tập đoàn Cao su Việt Nam; Tổng công ty Lương thực miền Nam.

 Tỷ lệ đầu tư vốn vào các lĩnh vực ngoài ngành kinh doanh chính nói trên của các tập đoàn, tổng công ty đều trong các giới hạn quy định. Tuy nhiên cũng đã làm phân tán nguồn lực, nhất là vào các lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán vẫn chứa đựng nhiều rủi ro. Đồng thời phần nào làm méo mó nền kinh tế, phát sinh các tiêu cực, gian lận như Công ty cho thuê tài chính II.

 Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhiều tập đoàn, tổng công ty đã cơ cấu lại để giảm dần tỷ lệ vốn góp vào các lĩnh vực nêu trên. Tuy nhiên, do kinh tế thế giới cũng như trong nước suy giảm nên việc thoái vốn ở những lĩnh vực này chưa hoàn thành được mục tiêu đề ra.

4. Về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp

Giai đoạn 2006-2010, cả nước sắp xếp 1.547 doanh nghiệp, trong đó chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 577 doanh nghiệp, cổ phần hóa 697 doanh nghiệp, còn lại là các hình thức giao, bán, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản.

Qua sắp xếp, DNNN đã được cơ cấu lại một cách cơ bản, số lượng DNNN giảm mạnh (tính đến 30/9/2011, doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu còn khoảng 1.225 doanh nghiệp), tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt. Các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ được chuyển thành công ty TNHH một thành viên. Các nông, lâm trường quốc doanh cũng được chuyển sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Các tổng công ty nhà nước đã được sắp xếp lại, kiện toàn về mô hình tổ chức quản lý, đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động. Hầu hết các tổng công ty nhà nước đã được chuyển đổi sang hoạt động hình thức công ty mẹ – công ty con. Đã cổ phần hóa 16 tổng công ty nhà nước (trong đó có 3 ngân hàng thương mại quốc doanh). Một số tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động trong lĩnh vực có điều kiện, có thế mạnh và khả năng phát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả đã được tổ chức lại để hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước.

5. Về thí điểm kiểm kê, đánh giá lại tài sản và vốn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước

Ngày 10/03/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 352/QĐ-TTg về việc thí điểm kiểm kê và đánh giá lại tài sản và vốn của một số doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ tại thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Trong đó, đối tượng thí điểm kiểm kê ngày 01/7/2011 là doanh nghiệp thuộc các tập đoàn, tổng công ty do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và được các Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trên cơ sở đề nghị của các tập đoàn, tổng công ty.

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 87/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 hướng dẫn kiểm kê, đánh giá lại tài sản và vốn của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ theo Quyết định 352/QĐ-TTg.

Các doanh nghiệp tổ chức kiểm kê, đánh giá lại tài sản và vốn có trách nhiệm lập, gửi báo cáo kiểm kê tới Công ty mẹ (tập đoàn, tổng công ty) trước ngày 30/10/2011. Công ty mẹ (tập đoàn, tổng công ty) thực hiện thẩm định, tổng hợp, phân tích báo cáo, gửi Bộ quản lý ngành (hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) để phê duyệt kết quả kiểm kê đánh giá lại tài sản và vốn, đồng thời gửi Bộ Tài chính để theo dõi và giám sát trước 30/11/2011.

Các Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có doanh nghiệp thuộc đối tượng thí điểm kiểm kê và đánh giá lại tài sản xem xét, phê duyệt kết quả kiểm kê, đánh giá lại tài sản và vốn của từng doanh nghiệp, gửi thông báo phê duyệt kết quả kiểm kê cho Công ty mẹ (tập đoàn, tổng công ty), doanh nghiệp thực hiện kiểm kê, đồng thời gửi Bộ Tài chính trước ngày 01/01/2012.

Bộ Tài chính có trách nhiệm phân tích, đánh giá và tổng hợp các vấn đề cần khắc phục trong đợt thí điểm kiểm kê ngày 01/7/2011, hướng dẫn xử lý kết quả kiểm kê, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I/2012 để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc tổng kiểm kê và đánh giá lại tài sản và vốn đối với tất cả các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu.

 II. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

 1. Ưu điểm

– Các quy định liên quan đến công tác quản lý vốn, tài sản tại các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu trong thời gian qua cơ bản đã tạo lập môi trường và điều kiện hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Thông qua chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế – xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển; thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp gián tiếp thông qua việc cung cấp thông tin thị trường, pháp lý; sử dụng các công cụ quản lý nhà nước như chính sách thuế, tín dụng, tiền lương để điều tiết, định hướng phát triển doanh nghiệp; kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chính sách pháp luật chủ trương định hướng của nhà nước đối với doanh nghiệp.

– Đa số các tập đoàn, tổng công ty kinh doanh có hiệu quả, đóng góp số thu cho ngân sách nhà nước. Nhiều tập đoàn, tổng công ty thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao trong việc bảo đảm việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ thiết yếu của nền kinh tế đối với một số lĩnh vực như: khai thác và cung cấp than cho cả nước; cung ứng nhu cầu tiêu thụ điện của toàn xã hội; kinh doanh xăng dầu phục vụ tiêu dùng; sản xuất xi măng; sản xuất và cung ứng nhu cầu thép; thực hiện xuất khẩu và điều tiết giá lúa gạo, thu mua lúa, gạo, cà phê cho người nông dân…

 Các tập đoàn, tổng công ty đóng vai trò quan trọng trong việc bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, đảm bảo ổn định xã hội, ngăn ngừa sự suy giảm kinh tế, duy trì việc làm cho người lao động, không để xảy ra đình công và bảo đảm thu nhập cho người lao động; đầu tư các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện các nhiệm vụ công ích ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, hỗ trợ các địa phương nghèo.

– Các tập đoàn, tổng công ty thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao đầu tư những dự án trọng điểm, quan trọng phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội dài hạn của đất nước, những dự án lớn hoặc hiệu quả về kinh tế thấp nhưng ý nghĩa chính trị và hiệu quả về xã hội lại rất lớn mà các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không có đủ khả năng làm hoặc không tham gia, đặc biệt những dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế vùng miền theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước như: Thủy điện Sơn La; Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; hệ thống thông tin liên lạc; mạng lưới điện tại các vùng sâu, vùng xa…

 2. Những bất cập, khó khăn

– Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2010, các Nghị định của Chính phủ về quản lý tài chính đối với công ty nhà nước cũng hết hiệu lực thi hành. Để các công ty nhà nước chuyển sang hoạt động chung theo Luật Doanh nghiệp với các loại hình doanh nghiệp khác, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

– Chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước còn chồng chéo, chưa quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý, giám sát công tác: tổ chức nhân sự; xây dựng phê duyệt hoặc thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quản lý, giám sát việc sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu.

– Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp vừa chưa bao quát, chưa thực hiện được theo định kỳ, vừa chồng chéo. Một số doanh nghiệp chưa được thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm toán thường xuyên, mặt khác không ít doanh nghiệp trong cùng một năm phải tiếp nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra phần nào đã ảnh hưởng đến công tác quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phối hợp, sử dụng kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa thực sự hiệu quả (cả trong trường hợp cùng một nội dung kiểm tra). Việc thực hiện các kết luận kiểm tra, thanh tra, kiểm toán chưa nghiêm và chưa kịp thời.

– Công tác quản trị, điều hành của nhiều tập đoàn, tổng công ty còn nhiều hạn chế; chậm thay đổi để phù hợp với yêu cầu quản trị doanh nghiệp theo cơ chế thị trường và xu thế hội nhập; Nhiều tập đoàn, tổng công ty chậm đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ, chưa thực sự năng động trong việc cạnh tranh, tiếp cận thị trường đối với hàng hoá, sản phẩm của mình, chưa chú trọng phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có tay nghề cao.

– Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu tại một số tổng công ty còn nhỏ và chậm, một số tổng công ty hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả thấp, kinh doanh thua lỗ, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.

– Việc huy động quá nhiều vốn để thực hiện đầu tư, đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, thành lập nhiều công ty con, công ty liên kết hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề của một số tập đoàn, tổng công ty trong khi năng lực quản lý và khả năng tài chính có hạn đã dẫn tới hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu cao, ảnh hưởng không tốt đến năng lực tài chính và hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp.

– Một số tập đoàn, tổng công ty trong những năm vừa qua đã tham gia góp vốn vào ngân hàng thương mại cổ phần, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty bảo hiểm, bất động sản. Việc đầu tư này chưa thực sự hợp lý khi nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính còn hạn chế. Mặt khác việc đầu tư vào những lĩnh vực này ở cuối chu kỳ tăng trưởng kinh tế và bắt đầu của xu hướng khủng hoảng tài chính toàn cầu, dẫn đến tính thanh khoản của thị trường chứng khoán thấp nên hiệu quả đầu tư không cao hoặc không có hiệu quả.

– Việc tuân thủ các quy định của Nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại nhiều tập đoàn, tổng công ty chưa cao, chế độ báo cáo thường xuyên, định kỳ chưa đầy đủ, không đúng thời gian quy định, chất lượng báo cáo không đảm bảo yêu cầu, thiếu số liệu để so sánh, đánh giá việc sử dụng vốn, tài sản. Thậm chí một số trường hợp báo cáo thiếu trung thực.

– Chưa kiên quyết xử lý những doanh nghiệp không báo cáo đầy đủ, kịp thời hoặc nhiều năm liên tục có sai sót trong công tác quản lý, điều hành, bị xếp loại doanh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ, làm giảm hiệu lực pháp lý của các chế tài đã được Nhà nước quy định. Một số tổng công ty kinh doanh thua lỗ liên tục, kéo dài nhưng Hội đồng quản trị (nay là Hội đồng thành viên) hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc không bị xử lý trách nhiệm.

III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

Thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo hướng xác định đúng vai trò của doanh nghiệp nhà nước, đổi mới cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, tập trung vào các ngành nghề kinh doanh chính, sắp xếp và tái cơ cấu từng tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo hướng tăng cường minh bạch, hiệu quả, đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.

1. Về cơ chế, chính sách

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá XI; Nghị quyết số 94/NQ-CP ngày 27/9/2011 Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2011; Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 23/02/2010 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 42/2009/QH12 ngày 27/11/2009 của Quốc hội về nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, trong thời gian từ nay đến năm 2015 các Bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao nghiên cứu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách sau:

a) Nghị định của Chính phủ về thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.

Tại Nghị định này, Chính phủ thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp trong công tác đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

b) Nghị định của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu. Đề án này, Bộ Tài chính dự kiến trình Chính phủ Quý IV/2011.

Nội dung cơ bản của Nghị định sẽ quy định phạm vi, đối tượng được Nhà nước đầu tư vốn, hình thức đầu tư vốn; quy định về quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu, trong đó quy định rõ ràng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng vốn tài sản của doanh nghiệp, việc huy động vốn, đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp, việc phân phối thu nhập… trong đó quy định các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu không được đầu tư vào những lĩnh vực: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán. Các doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh vực này có trách nhiệm hoàn thành việc thoái vốn trước ngày 31/12/2015.

Sau khi thực hiện từ 2 – 3 năm, Chính phủ sẽ tổng kết rút kinh nghiệm để nghiên cứu trình Quốc hội ban hành Luật Đầu tư vốn nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

c) Nghị định của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

d) Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần thay thế Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 nhằm tháo gỡ, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

đ) Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 quy định việc áp dụng Luật cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh đạo công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước.

e) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; Cơ chế giám sát tài chính đối với các tập đoàn, tổng công ty lớn; Quy định cụ thể chế độ báo cáo và công khai, minh bạch kết quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Đề án này, Bộ Tài chính đã cơ bản hoàn thành, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12/2011.

Quy chế sẽ khắc phục những bất cập trước đây và đạt được những mục tiêu đó là: đánh giá được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, phát hiện nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến rủi ro về tài chính để cảnh báo với cơ quan chủ sở hữu vốn của doanh nghiệp, đồng thời gắn quyền lợi và trách nhiệm của từng chủ thể trong việc giám sát doanh nghiệp.

g) Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.

h) Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 32 phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp do Nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước và sẽ hoàn thành việc phê duyệt đối với các đơn vị còn lại trong năm 2011.

Ngoài ra, các Bộ, ngành chức năng cần nghiên cứu để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các các cơ chế, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế, để các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, bình đẳng như các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, như: quy định về sản xuất và cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích; quy định về tiền lương, thưởng đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu.

i) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng Đề án Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước trình Chính phủ trong quý I/2012 phê duyệt để triển khai từ năm 2012.

k) Sắp xếp, tái cơ cấu từng tập đoàn, tổng công ty lớn, đánh giá và xác định lại vị trí của từng tập đoàn, tổng công ty trong từng ngành cụ thể.

Các quy định trên sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành sẽ tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp an ninh, quốc phòng, cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích do Nhà nước làm chủ sở hữu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

2. Tổ chức thực hiện

Tiếp tục xác định vai trò, vị trí của doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu mà nòng cốt là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trong nền kinh tế. Trong đó:

a) Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; các doanh nghiệp an ninh, quốc phòng do Nhà nước làm chủ sở hữu cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích có trách nhiệm sản xuất, cung ứng các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững.

b) Xây dựng Quy chế quản lý tài chính của tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực thi nghiêm các quy định về giám sát tài chính, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các rủi ro về tài chính. Chấp hành chế độ báo cáo tài chính theo nguyên tắc công khai, minh bạch tình hình tài chính của doanh nghiệp ra công chúng.

c) Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm và phương án sản xuất kinh doanh hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

d) Từng tập đoàn, tổng công ty nhà nước xây dựng đề án tái cấu trúc trên cơ sở đề án được Chính phủ phê duyệt.

đ) Rà soát, điều chỉnh lại danh mục đầu tư, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động để điều chỉnh cho phù hợp với nhiệm vụ, chiến lược phát triển ngành nghề kinh doanh được chủ sở hữu giao.

e) Tập trung nguồn vốn đầu tư các công trình trọng điểm để phát huy tối đa hiệu quả các dự án, công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Tiếp tục cắt giảm hoặc dừng việc mua sắm, xây dựng trụ sở mới, đất đai, bất động sản, phương tiện, thiết bị phục vụ gián tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh để tập trung nguồn lực cho các dự án có hiệu quả, cần thiết cho xã hội.

g) Thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo ra những hàng hoá tốt, mang “thương hiệu Việt”, có tính cạnh tranh cao để thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Củng cố năng lực quản trị doanh nghiệp. Chủ động đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu.

3. Về sắp xếp lại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ và các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu

a) Các Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg ngày 4/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước để chỉ đạo và thực hiện kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp thuộc mình quản lý giai đoạn 2011 – 2015 theo đề án phê duyệt tổng thể của Thủ tướng Chính phủ.

Đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, kể cả các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ. Chỉ duy trì những doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực then chốt; làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng; cung ứng các dịch vụ, sản phẩm công ích thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không thể tham gia.

b) Các Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ với tư cách là chủ sở hữu vốn tại các doanh nghiệp đã cổ phần hoá tiếp tục rà soát, bán bớt hoặc bán hết vốn tại các doanh nghiệp không cần duy trì vốn góp, tập trung nguồn vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính được chủ sở hữu vốn giao.

c) Các tổng công ty, công ty mẹ, các công ty TNHH một thành viên độc lập có quy mô nhỏ nếu chưa thực hiện cổ phần hoá hoặc không thuộc diện cổ phần hoá, thì thực hiện sáp nhập vào các tập đoàn, tổng công ty có cùng ngành nghề để trở thành các tập đoàn kinh tế có quy mô lớn, đủ mạnh để thực hiện sản xuất kinh doanh, cạnh tranh theo cơ chế thị trường và thực hiện các nhiệm vụ của chủ sở hữu giao.

Trên đây là nội dung báo cáo của Chính phủ về thực trạng hoạt động của tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2006 – 2010 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2011 – 2015.

Read Full Post »

– Làm tài liệu báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam – Hàn Quốc 2011 và dự báo 2012 (tháng 3)

– Xây dựng chương trình hợp tác với Bộ Tài chính Hàn Quốc 2012 cho sếp Bích ký (tháng 3)

– Chuẩn bị thỏa thuận hợp tác với Bộ tài chính Hàn Quốc 2013-2015 (tháng 3)

– Chuẩn bị cho lễ ký thỏa thuận hợp tác với Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc (tháng 3)

– Chuẩn bị đón đoàn Bộ trưởng Tài chính Hong Kong sang thăm Việt Nam (tháng 4)

– Chuẩn bị và đi cùng đoàn thứ trưởng Hiếu đi Indonesia và Philippines (đầu tháng 3)

– Chuẩn bị nội dung cho Bộ trưởng theo Thủ tướng tham dự hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân lần 2 (tháng 3)

– Sắp xếp chương trình làm việc của thứ trưởng Hà với KIS Hàn Quốc (đầu tháng 3)

– Chuẩn bị và tham gia đoàn Bộ trưởng theo Tổng bí thư đi Cuba và Brazil (2 tuần đầu tháng 4)

– Chủ trì phối hợp tổ chức hội thảo “Thách thức kinh tế tài chính toàn cầu” với ADB và KAMCO (cuối tháng 4)

– Tham gia ban đàm phán thí điểm Thỏa thuận giá trước với Samsung Vina (dài hơi, sẽ kéo dài khoảng 2 năm)

– Chuẩn bị cho đoàn thứ trưởng Hiếu đi Hàn Quốc và Nhật Bản để khảo sát kinh nghiệm xây dựng luật dự trữ quốc gia (tháng 5)

Mình cũng làm được nhiều việc đấy chứ :>

Mỗi tội tháng 3 hình như chưa có cái cuối tuần nào trọn vẹn :( Toàn phải tới cơ quan làm, hoặc là lúc í đang ngồi trên máy bay :((

 

Read Full Post »

Cuối cùng thì cũng đến lúc nghỉ xả hơi :D

Tuần cuối tháng 10 có lẽ là tuần kinh hoàng nhất từ hồi bắt đầu vào Bộ Tài chính tới giờ :-j Ban ngày cắm đầu chuẩn bị cho đoàn Bộ trưởng đi Nhật, ban đêm cắm đầu ngồi dịch cho phiên bản cập nhật THAH, cả hai đều có deadline là 28-10 :)) Anh Quiz thật khéo chọn thời gian, bình thường mình ca cẩm mãi chẳng thấy gì, đùng một cái đúng lúc bận thì lại quăng cho mình một cái siêu gấp T.T Làm việc cường độ cao tới mức mình tẩu hỏa nhập ma luôn, cái kiểu ban ngày dùng toàn tiếng Anh, ban đêm dùng toàn tiếng trung thật đáng sợ :p

May mà dịp này có sự giúp đỡ của nhiều người, thậm chí cả chị Bích cũng tích cực tham gia hỗ trợ lính chuẩn bị tài liệu :))

Dù sao đợt này vất vả không phải là vô nghĩa, vì công sức mình bỏ ra đã được ghi nhận ^^ Vui vui vui :D

(Nhưng hôm nay vẫn phải nghỉ, quá sức rồi :-j)

—————

“Người ta nếu yêu nhau thật lòng, cứ đi mãi một vòng rồi cũng sẽ trở về bên nhau”

Ê Ngọc hâm, tao chẳng biết mày kinh nghiệm dày dạn chừng nào, mà sao lần này lại phán đúng thế :”>

Read Full Post »

A

a

an

able

about

above

abuse

accept

accident

accuse

across

act

activist

actor

add

administration

admit

adult

advertise

(more…)

Read Full Post »

1. Ôn thi GMAT

Vì IQ giảm nhanh hơn ngôn ngữ, mà GMAT lại cần thiết để làm hồ sơ cho sau này (nếu lỡ có đi học nước ngoài), thời hạn hiệu lực lại dài những 5 năm, nên Thủy Tiên quyết định ôn thi GMAT. Hôm trước làm thử thấy dạo này tính toán sai bét nhè cả, hu hu, dạo này đần đi rồi sao T.T

2. Ôn thi IELTS

Tiện thể ôn GMAT thì ôn luôn cả IELTS, quay lại thời học sinh ôn thi điên cuồng một lượt cho xong đi, học nhiều mệt đầu tóa :((

3. Dịch film

Bị anh Quiz dụ dỗ tham gia dự án dịch film phi lợi nhuận (dịch xong post sub lên các diễn đàn cho thiên hạ hưởng) vì một mục đích lâu dài và cao cả hơn, từ giờ mình sẽ tranh thủ thời gian rảnh trong giờ làm để dịch film. Lần này quyết không làm việc gấp gáp nữa, cái gì cũng phải có mức độ thôi, lao lực xong ốm thì lại quá tội :”>

4. Chuẩn bị tinh thần cho nhiều biến cố mới

Cái này thì không nói chắc được, làm nhân viên là thế đấy, các sếp xáo trộn cái là nhân viên cuống lên chạy theo, hừ hừ

Read Full Post »

Ác mộng

Vâng, đây chính là ác mộng của tớ mấy hôm nay đây ạ, vừa dài vừa lắm code, vừa ít tiền, lại còn dịch bản tiếng Anh lởm, thật khó đỡ. Cái khoản code làm cho tốc độ dịch giảm đi phải tới 75% ấy chứ :-s May mà còn có Trados đỡ cho một ít :-ss

Giờ xong rồi mới rút ra được kinh nghiệm xử lí mấy cái file như thế này, nhưng đợt này giao chậm 1 ngày không biết có bị “cắt cầu” không nữa T.T

Một tuần ròng rã vật vã với nó, lần sau mà nhìn thấy nhiều code như thế này thì phải kéo dài hạn giao gấp đôi, mệt dã man.

Tớ đi ngủ đây, sắp chết rồi T.T

(Bạn nào chơi game này mà thấy dịch lởm thì đừng kêu tớ nhé, tớ cũng không muốn đâu, nhưng mà bản tiếng Anh công nhận quá đểu, có bản tiếng trung mà bên kia không chịu cho tớ dịch, sợ tăng chi phí)

Read Full Post »

1. Bàn ký
2. Hoa tươi
3. Phục vụ áo dài
4. Phông chữ (gửi kèm mẫu)
5. Rượu chúc (30 ly)
6. 02 cmcro (1 cố định, 1 không dây)
7. Bục phát biểu
8. 02 bìa ký, 02 bút ký

Read Full Post »

Sau 3 tuần đi học “Công chức tập sự”, được ngủ trưa gần 2 tiếng, được về từ 4h chiều, các “công chức tập sự” bọn mình lưu luyến chia tay lớp học để quay về Bộ làm tiếp. Ban đầu mình cứ tưởng về Bộ lại là tiếp tục nhàn nhã tà tà làm, tà tà chơi như hồi trước, ai dè…

Đang có Hội nghị thường niên của ADB tổ chức tại Việt Nam, các quan chức lãnh đạo cấp cao nhiều nước, nhiều tập đoàn lũ lượt kéo về Hà Nội. Mà hội nghị này đương nhiên Bộ Tài chính phải tham gia, tham gia nhiệt tình là đằng khác ấy (haiz). Thế là cả phòng Đối ngoại phải ngồi xếp lịch cho lãnh đạo Bộ đi dự hội nghị, cho lãnh đạo Bộ tiếp một lô một lốc các quan khách nước ngoài tới gặp mặt chào xã giao Bộ Tài chính. Mà xếp lịch nào có dễ gì. Đầu tiên là chuẩn bị lịch hẹn sao cho giờ giấc hài hòa cả nhiều bên. Sau đó là chuẩn bị tài liệu, phòng ốc, chuẩn bị nội dung trao đổi. Mà ghét nhất là cái gỉ cái gì cũng báo cáo, báo cáo, báo cáo. Không báo cáo là không làm được, huhu, nhiều lúc thấy chuyện cỏn con mà không được tự làm, bực quá bực quá ~X( Rồi lại còn chuyện sếp thích tiếp ai, không thích tiếp ai, sếp giao cho phòng này phòng nọ làm, rồi chưa kịp thông báo, đến lúc cả mấy phòng lại hỏi nhau nháo nhác cả lên, mệt vật. Giao cho ai thì giao luôn một cục đi có phải đỡ khó giải quyết không :(

Kể ra làm Bộ trưởng, Thứ trưởng khổ lắm, chẳng sung sướng gì đâu. Ngày nào cũng chạy như đèn cù, hết phóng ra Trung tâm hội nghị Quốc gia lại chạy về Bộ, mỗi ngày phải tiếp tới cả chục lượt khách. Chiều 4h30 hết giờ mà các bác cứ phải tiếp khách đến hơn 5h30 vẫn chưa chắc được về. Ngày nào cũng từ sáng tới trưa, từ trưa tới tối, từ tối tới khuya (vì phải chiêu đãi tiệc tùng này nọ)… Kiểu này mình cũng xin kiếu cái khoản làm lãnh đạo :))

Read Full Post »

He he, dạo này lại thấy truyện này dễ thương mới sợ chứ, mình cưa sừng làm nghé mất thôi Open-mouthed smile

Tập 1 thấy tính tình Nikki không hay ho lắm, nhưng tập 2 thấy khá hơn nhiều, vị tha hơn, người lớn hơn. Có lẽ là do cô bé đã lớn lên chăng Winking smile

Truyện viết dạng nhật kí, ngắn hủn hoẳn, hạn giao là 3 tuần nhưng dịch gần 1 tuần là đã hòm hòm rồi Hot smile

Read Full Post »

Bảng mã

Thống nhất dùng bảng mã Unicode dựng sẵn với các kí tự được quy định trong 6909:2001. Hiện tại tất cả các bộ gõ tiếng Việt phổ biến đều hỗ trợ bảng mã này.

Trong một số môi trường, khi dùng Unicode tổ hợp thì kí tự và dấu bị lệch, đây là một dấu hiệu đơn giản để nhận biết. Để tự phát hiện bảng mã, cũng như chuyển mã sang Unicode dựng sẵn, thì có thể dùng Bộ soạn thảo tiếng Việt trực tuyến VietUni.

Dấu câu

Trong TCVN 6909:2001 [tcvn] phần 5.1.6 đã quy định 15 dấu câu trong tiếng Việt như sau:

SP ! ( ) , . : ; ? [ ] { } “ ”

Về dấu cách (SP) trước và sau mỗi dấu câu, chúng ta tuân theo một quy ước được dùng trong gần như tất cả ấn phẩm hiện nay. Theo đó:

1. Trước các dấu ! ) , . : ; ? ] } ” không có dấu cách mà chỉ có phía sau;

2. Sau các dấu ( [ { “ không có dấu cách mà chỉ có phía trước;

32. Giữa hai dấu câu không có dấu cách, trừ khi chúng thuộc hai câu khác nhau. Luật 3 này có giá trị hơn hai luật trên.

Về dấu ngoặc kép, cần lưu ý rằng chúng ta dùng cặp dấu “ ” (có mã là 0x201C và 0x201D). Do trên bàn phím chuẩn không có hai kí tự này, cách gõ chúng hơi phức tạp hơn:

Trên Windows: Alt + 0147 và Alt + 0148
Trên Linux: Compose < ” (hoặc Alt Gr + V) và Compose > ” (hoặc Alt Gr + B)
Trên Mac OS X: Option + ] và Option + Shift + ]
Số

Khi viết số, điểm cần lưu ý là dấu thập phân và dấu phân cách hàng nghìn của chúng ta khác hoàn toàn với quy tắc viết trong tiếng Anh. Cụ thể:
Dùng dấu phẩy là dấu thập phân. Thí dụ: 3,14.

Dùng dấu chấm hoặc khoảng trắng để phân nhóm. Thí dụ 1.234.567 hoặc là 1 234 567. Cách thứ nhất được dùng rất phổ biến, nhưng cách thứ hai lại được quy định ngay từ SGK tiểu học. Chúng ta quy ước dùng cách thứ nhất, cho tới khi có một sự thay đổi nào đó.

Đơn vị

Về cách viết đơn vị, chúng ta quy ước chỉ dùng đơn vị trong hệ SI. Ngoài ra, giữa số và đơn vị luôn có một dấu cách phi dãn (no-break space – NBSP), kể cả trong trường hợp đơn vị là kí tự “%”. Đây là quy ước được dùng khá phổ biến.

Một vài thí dụ: 2,34 cm, 250 GB, 80 %…

Ngày tháng

Cách viết ngày tháng được xem là theo chuẩn Việt Nam như sau:

– Ngày tháng dạng dài: Thứ hai, ngày 15 tháng 6 năm 2009.

– Tháng tháng dạng ngắn: 15/6/2009 hoặc 15/06/2009 hoặc tháng 6/2009.

– Giờ dạng dài: 16 giờ 10 phút 38 giây.

– Giờ dạng ngắn: 16:10 38.

Chính tả

Điều đầu tiên cần lưu ý khi dịch thuật là bạn phải viết đúng chính tả tiếng Việt. Bạn có thể kiểm tra mình viết đúng chính tả hay không (dấu hỏi ngã, ch hay tr, c hay t…) bằng cách tra từ điển. Có thể tra trực tuyến trên Wiktionary tiếng Việt hoặc Từ điển tiếng Việt của Hồ Ngọc Đức. Google cũng là một cách rất tốt để kiểm tra.

Dưới đây chỉ thảo luận về các vấn đề đang được tranh cãi.

Vị trí dấu thanh

Vấn đề vị trí dấu thanh, còn được gọi là vấn đề “hoà” hay “hòa”, gần đây đã thu hút sự quan tâm của các chuyên gia ngôn ngữ học. Đầu tiên, cần khách quan thừa nhận là chưa có chuẩn thống nhất cho vị trí của dấu thanh, cũng như cách bỏ dấu bị lệ thuộc rất lớn vào bộ gõ. Ít ai thay đổi vị trí bỏ dấu mặc định của các bộ gõ thông minh hiện nay (ngày xưa, phải bỏ dấu ngay sau nguyên âm, nhưng ngày nay bỏ ở đâu cũng được, bộ gõ sẽ tự đưa vào vị trí thích hợp).

Chính vì vậy mới nảy sinh nước Việt Nam chúng ta có đến hai cách viết tên nước. Đã từ lâu, website của Quốc hội viết “cộng hoà” (kiểu mới) còn website Chính phủ thì viết “cộng hòa” (kiểu cũ).

Trước đây, tất cả sách báo đều dùng thống nhất kiểu cũ với quy tắc như sau:

1. Gặp một chữ có 1 nguyên âm chứa dấu mũ, dấu ngoắc như Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư, thì đánh dấu lên đó. Thí dụ: “Tuấn”, “tập”, “viết”. Nếu có hai (như ƯƠ), thì đánh dấu lên nguyên âm sau (Ơ). Thí dụ: “đường”, “được”.

2. Gặp một chữ có phụ âm cuối, thì đánh dấu lên nguyên âm chót. Thí dụ: “hoàng”, “hoạt”, “toán”, “coóng”. Nếu không có thì đánh dấu lên nguyên âm áp chót. Thí dụ: “họa”, “hòe”, “hủy”. (Dĩ nhiên gặp một chữ chỉ có một nguyên âm thì chỉ còn cách là đánh dấu lên nguyên âm đó thôi).

Vũ Xuân Lương [vxl] và Hoàng Phê [hp] (Trung tâm Từ điển học) đề xuất cách đánh dấu kiểu mới như đã đề cập ở trên, cách này do đó được dùng xuyên suốt trong Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên. Tuy nhiên, cách đánh dấu này theo phân tích của Vũ Dũng [vd] (được Cao Xuân Hạo [cxh] ủng hộ) thì gây ra nhiều ngoại lệ hơn là những trật tự. Cách bỏ dấu này hiện tại rất ít dùng, kể cả trong ấn bản lẫn các tài liệu trên Internet.

–Như vậy phần này chúng ta thống nhất bỏ dấu theo kiểu cũ, còn gọi là kiểu thẩm mĩ.– Trang chinhphu.vn hiện nay (tháng 1/2010) đã chuyển hoàn toàn nội dung và hình ảnh theo cách bỏ dấu kiểu mới. Bộ GD-ĐT sắp tới dường như sẽ ra một thông tư quy định chuẩn tiếng Việt (áp dụng trong phạm vi bộ và soạn sách giáo khoa), trong đó áp dụng cách bỏ dấu kiểu mới. Vì vậy chúng ta thông nhất bỏ dấu theo kiểu mới. Tạm thời vẫn bỏ dấu kiểu cũ.

Viết hoa

Vấn đề viết hoa cũng chưa có quy định cụ thể. Hiện tại đang có “Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa” [qdvh] và “Bản dự thảo Quy định cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài trong các văn bản quản lí nhà nước” [dtvh]. Đây là các tài liệu tham khảo, bạn có thể theo tài liệu nào cũng được. Dưới đây là một vài điểm vắn tắt:

1. Viết hoa vì phép đặt câu: viết hoa sau các dấu câu (dấu chấm câu, dấu chấm than, dấu chấm lửng…);

2. Viết hoa danh từ riêng chỉ tên người;

3. Viết hoa tên địa lí;

4. Viết hoa tên cơ quan, tổ chức: viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành tố chỉ tên loại, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức;

5. Tên chức vụ, học vị chung không viết hoa. Thí dụ: tổng thống, chủ tịch, tổng bí thư, đại sứ, thái thú, tổng đốc, tiến sĩ, cử nhân, viện sĩ, …

Chúng ta cần lưu ý là trong tiếng Anh có hai cách viết hoa: viết hoa đầu đâu hoặc viết hoa chữ cái đầu của tất cả các từ trong câu (ngoại trừ mạo từ, giới từ…). Quy tắc này khác với tiếng Việt, khi dịch thuật cần chú ý để tránh viết hoa tràn lan.

“i ngắn” hay “y dài”?

Mặc dù đây cũng là vấn đề đang được tranh cãi gần đây, nhưng chúng ta gần như có một quy tắc thống nhất cho vấn đề này. Trừ một số tài liệu cũ dùng theo thói quen, thì đại đa số sách báo và các từ điển hiện đại đều dùng thống nhất theo cách được trình bày dưới đây. Cách này cũng đã được nêu trong “Quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục” được kí liên bộ giữa Bộ Giáo dục và Ủy ban KHXH VN năm 1984.

Nguyên âm [i] trong các âm tiết mở, theo quy định là phải viết i ngắn: kĩ (thuật), lí (thuyết), mĩ (thuật), hi (vọng), (nghệ) sĩ….

Nguyên âm [i] đứng một mình (âm tiết độc lập) thì sẽ viết i ngắn nếu là từ thuần Việt : ỉ (eo), ì (à) ì (ạch), (béo) ị, (ầm) ĩ,… và y dài, nếu là từ Hán Việt: ý (kiến), (lưu) ý, y (sĩ), (chuẩn) y,…

Nguyên âm [i] đứng đầu âm tiết, có tổ hợp nguyên âm hoặc nguyên âm đôi, viết y dài: yêu (quý), yểu (điệu), yến (tiệc), yêng (hùng), huỳnh huỵch,…

Trong các âm tiết nửa mở, có nhiều trường hợp thể hiện bằng hai con chữ i, y nhưng thực chất có sự khác biệt (do sự nhầm lẫn chính tả). Nếu là tổ hợp nguyên âm [wi], như trong các từ quy (tắc), (thâm) thúy, (ma) túy, (xương) tủy, quỵ lụy… thì viết y dài. Nếu là tổ hợp nguyên âm [uj], như trong các từ cúi (đầu), túi (quần), tủi (hổ), xúi (bẩy), (tàn) lụi… thì viết i ngắn.

Nguồn: http://du-an-most.hanoilug.org/MostWiki/QuyUocChinhTa

Read Full Post »

Sau “thành tích” dịch bộ Vampire Academy, một ngày đẹp trời nọ, anh Quýt nhắn vào facebook của mình, thông báo sáng thứ 7 đi phỏng vấn. Phỏng vấn gì? Không biết, phỏng vấn về Vampire Academy thôi. Nội dung như nào thì chưa rõ. Ồ, hay chưa Disappointed smile Mình sẽ “bị” hay “được” phỏng vấn ta? Hồi hộp ghê í, mình chưa bao giờ được “mời phỏng vấn” với tư cách dịch giả mừ Embarrassed smile

Sáng thứ 7, sau khi ăn mặc trang điểm ngon lành, mình tới Align café, đúng 8h30, chuẩn từng phút một, và… chẳng thấy ma nàoBaring teeth smileGọi ông Quýt, thấy bảo “anh đang đến đây,” thế là yên chí vào ngồi chờ. Mãi tận 9h ông tướng í mới tới, đính kèm người yêu (em Trang, sinh năm 90), và bạn (anh Vũ, ngày xưa từng làm việc với mình trong game Trung Hoa yêng hùng)Surprised smile Hóa ra hôm nay 2 người này tới làm “diễn viên” Thinking smile

Sau khi yên vị, mình gọi sữa, Vũ gọi đồ ăn sáng, Quang gọi pina colada, Trang gọi cà phê sữa, tạm thời thỏa mãn cơn đói, cả đám mới bắt đầu bàn luận. Mình hỏi “Hôm nay phỏng vấn về VA 1,2 hay là 3,4,5?” Quýt ớ người ra, rút điện thoại gọi một lúc mới biết là làm phóng sự cho VA 1,2 (những cuốn đã xuất bản) Thinking smile Òi, thế đấy. Ban đầu mọi người bắt mình tóm tắt nội dung truyện. Ờ, tóm tắt ngắn gọn trong vòng 3, hay 4 câu gì đó. Thế thôi. Truyện đọc thì dài, túm lại cũng chẳng có gì mấy Nyah-Nyah Sau đó cố ngồi nói tiếp mấy cái “đặc sắc” và “khác biệt” của bộ truyện VA so với các truyện khác Disappointed smile Ôi mệt phết. Mình đâu có đọc nhiều truyện ma cà rồng đâu cơ chứ. Nhất là Twilight Saga, ghét cực cực ghét, cô ả Bella ngớ ngẩn mù quáng vì tình ấy. Mình bỏ dở từ tập đầu tiên. Đọc thấy nản. May mà VA nhiều chi tiết hành động hơn, nhân vật nữ chính mạnh mẽ hơn, chứ không mình ngủ gật trong lúc dịch luôn cũng nên Sleepy smile

Mãi mãi mãi một lúc sau, khi mình và các “đồng sự” đã nói chán chê mê mải, anh Quýt mới thông báo bên phỏng vấn tới. Nhìn từ tầng 2 xuống, thấy mấy người vác máy quay phim đi vào. Ôi choáng Surprised smile Mình tưởng phỏng vấn trên báo, chỉ có người ghi ghi chép chép thôi, không ngờ là làm phóng sự cho VTC Embarrassed smile Thế là mình sắp được lên ti vi rồi đấy, không chỉ là lên sóng VTC, còn gửi vào cho HTV7 nữa cơ Hot smile May quá sao hôm nay dậy lại lọ mọ ngồi trang điểm Embarrassed smile

Bên VTC cho nội dung phỏng vấn chính, hóa ra các “diễn viên” hôm nay tới đây là để “phát biểu cảm tưởng” sau khi đọc xong hai cuốn đầu “bộ truyện cực kì hấp dẫn và mới mẻ” về “đề tài cũ mòn” ma cà rồng (mặc dù các “diễn viên” chưa từng đọc hết quyển 1 Thinking smile). May sao mọi người tỏ thái độ khá hợp tác (anh Vũ thậm chí còn diễn vai “nam giới bị một bộ truyện dành cho nữ cuốn hút” rất đạt, và phân tích rất hăng nữa chứ Rolling on the floor laughing) Trang thì dè dặt hơn, không thuộc bài hơn, nhưng nói chung cũng ổn. Còn mình, sau khi mớm hết ý cho các “diễn viên,” bị chị biên tập viên hỏi mấy câu, đành bịa đại ra mấy câu (chẳng biết có ngớ ngẩn hay không nữa, hức) Sad smile). Nhưng nói chung câu hỏi cũng không hay lắm: “Khi nhận dịch cuốn sách này bạn thấy thế nào?”Confused smile “Bộ truyện này có điểm gì cuốn hút?” Thinking smile“Bạn rút ra được điều gì từ bộ truyện?” I don't know smileỒ men, câu hỏi như tập làm văn, may phước làm sao, trình độ bịa đặt của mình không đến nỗi tệ Hot smile

Chuẩn bị thì lâu, quay kiếc vèo cái là xong, mình được tặng một chồng 7 cuốn “sách tác giả” để mang về “làm kỉ niệm” – hơi quá nhiều, hi vọng mình sẽ mang tặng cho mọi người, giữ lại cho mình một bộ là được Nerd smile

Chờ tới khi có video xem mình lên hình thế nào, nhờ Embarrassed smile

P/S: Hôm nay đi gặp em Trang, nói chuyện hơi nhảm nhảm mà vui thế không biết, anh Quýt 2 lần đòi về mà bị 2 chị em đòi ở lại nói chuyện tiếp Laughing out loud Em í dụ đi học múa yo của Nhật Bổn, để sang năm trình diễn ở lễ hội văn hóa Nhật tại Giảng Võ. Muốn đi ghê, không lẽ chạy đi đăng kí Flirt male

Read Full Post »

image

Dork Diaries được viết dưới dạng nhật kí qua giọng kể của Nikki, một cô bé mười bốn tuổi, vừa chuyển tới ngôi trường tư thục danh giá nhờ học bổng bố mình có được khi diệt côn trùng cho trường. Nikki rất oán trách gia đình vì đã đưa cô bé tới một ngôi trường xa lạ toàn những cô gái kiêu căng, chạy theo mốt. Tuy vậy, cô lại cho rằng, muốn có bạn bè trong ngôi trường này, cô cần phải gia nhập được nhóm CCP – nhóm những cô gái nổi đình nổi đám nhất trường. Và muốn gia nhập vào nhóm đó, cô cần phải có một chiếc điện thoại hàng hiệu, quần áo hàng hiệu, thành tích học tập cao hay những thứ tương tự.

Thật không may, tủ đồ của Nikki bị xếp ngay bên cạnh tủ đồ của MacKenzie, nữ hoàng của trường, cầm đầu nhóm CCP, một cô nàng giàu có, xinh đẹp và kênh kiệu. Nikki bối rối giữa cảm giác ghét bỏ và cảm giác muốn trở nên giống và được làm bạn với MacKenzie, để nổi danh và được mến mộ. MacKenzie cùng những người bạn xấu tính của mình đã đặt cho Nikki biệt danh “Dork” (con ngốc) và thường xuyên tìm cách làm cô bé bẽ mặt. Từ sự oán giận MacKenzie, Nikki ấp ủ kế hoạch biến bản thân từ con ngốc thành siêu sao. Ý định của cô bé là chiến thắng trong cuộc thi nghệ thuật hàng năm của trường (cô bé rất tự tin vì cho rằng bản thân là một nghệ sĩ có tài với 5 năm kinh nghiệm tham gia trại hè nghệ thuật). Tuy vậy, giấc mơ của cô bé nhanh chóng sụp đổ khi thấy MacKenzie đăng kí tham gia và có tin đồn cô ta đã được sắp đặt sẵn để trở thành người chiến thắng. Cuối cùng, Nikki điên tiết, và thay vì đăng kí tham gia cuộc thi nghệ thuật, cô đăng kí tham gia làm việc trong thư viện. Ở đó cô kết bạn với Chloe và Zoey, và rất nhiều chuyện đã xảy ra với cuộc sống của Nikki.

Dork Diaries được viết bằng giọng văn của một cô bé lớp tám, với nội dung xoay quanh cuộc sống học đường, có đủ hình ảnh của những cô nàng giàu có lắm chiêu, những anh chàng dễ thương khéo léo, những người bạn ngốc nghếch nhưng thực lòng… Câu chuyện khá gần gũi với cuộc sống của một cô bé tuổi mới lớn. Cô bé thèm có một chiếc iPhone, thích Juicy Couture và Jimmy Choo (các nhãn thời trang cao cấp). Cô cố hết sức để hòa nhập vào nhóm CCP, muốn trở nên nổi tiếng và được hâm mộ. Cô mơ mộng với rung động đầu đời và trở nên luống cuống mỗi khi gặp người mình thích. Cô cùng bạn bè trải qua đủ vui buồn, giận hờn, chia sẻ những bí mật rất “con gái.”

Tuy bị ám ảnh bởi những thứ xa hoa phù phiếm như son phấn, quần áo và tiếng tăm, Nikki cũng không hẳn quá nông cạn và ngớ ngẩn. Cô bé khá thông minh, tinh nghịch và có năng khiếu hội họa. Cô chia sẻ nỗi lo, mơ ước, sự tức giận và thất vọng qua những trang nhật kí và những bức hình ngộ nghĩnh. Một trong những tác phẩm đặc sắc nhất được vẽ khi giáo viên môn tiếng Anh giao bài tập vẽ hình nhân vật “Puck” trong truyện “Giấc mộng đêm hè” của Shakespeare, Nikki đã tạo hình Puck như Justin Timberlake, Corbin Bleu và Nick Jonas với đôi tai nhọn của yêu tinh.

Nhược điểm của Dork Diaries là sự hời hợt, nông cạn trong tính cách của các nhân vật. Nikki háo danh, chạy theo vật chất, ích kỉ và không trung thực. Cô bé lấy làm tự hào khi thuật lại chuyện mình nhận được điểm tốt, và cả vị trí học sinh của tháng cũng như sự ngưỡng mộ của gia đình bằng cách gian lận trong bài thi toán; chuyện cô bé dùng 30 đô la mẹ cho để mua quà trong ngày của cha đi mua đĩa CD cho mình; hay chuyện cô bé lấy máy trợ thính của người hàng xóm để biến nó thành một chiếc tai nghe bluetooth giả. Cô cảm thấy xấu hổ vì bố mình làm nghề diệt côn trùng và tìm cách che giấu điều đó. Tất nhiên đứa trẻ con nào cũng thiếu chín chắn, nhưng Nikki hơi quá đáng. Dù vậy, tới cuối tập truyện, Nikki cũng nhận ra tình bạn chân chính và vượt qua được tính háo danh, đua đòi hời hợt của mình.

Nhìn chung, Dork Diaries là một cuốn sách nhẹ nhàng dành cho nữ sinh trung học cơ sở, với giọng văn hồn nhiên trong sáng và những hình ảnh dễ thương. Với phong cách trình bày tự do, phông cỡ chữ thay đổi liên tục, xen với các hình vẽ sống động, cuốn sách đã xây dựng hình ảnh một cô bé Nikki tinh nghịch, vừa ngốc nghếch, vừa láu cá, vừa đáng ghét vừa đáng yêu. Dork Diaries là một trong số hiếm hoi những cuốn sách thú vị cho các em gái từ 9-14 tuổi (tất nhiên, có thể khá nhiều người lớn tuổi hơn cũng sẽ thích cuốn sách này).

Read Full Post »

Hôm qua đi lượn Đinh Lễ, thấy đã có 2 tập Vampire Academy được xuất bản rồi, tập 1 không phải do mình dịch, không nói làm gì. Nhưng tập 2, Frostbite, tên tiếng Việt là Sương giá, lại đề tên người dịch là Vũ Nguyễn Thủy Tiên, ôi buồn ơi là sầu Sad smile Tên mình là Nguyễn Vũ Thủy Tiên cơ mà Sad smile Ông Quiz không hiểu làm ăn kiểu gì, đã hỏi đi hỏi lại tên mấy lần rồi mà vẫn còn ghi sai tên người ta ra đây Steaming mad Chẳng muốn mua về làm kỉ niệm nữa Disappointed smile Sau này Google sao ra tên mình được Crying face

Đây là cái hình bìa, xấu hơn hình bìa gốc:

image

Hình bìa gốc như thế này cơ mà:

image

Đang chờ xem tập 3, Shadow Kiss, sẽ đặt tên tiếng Việt là gì đây, khó phết Flirt male

Read Full Post »

1. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức

a. Nghĩa vụ của công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân

– Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia

– Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân

– Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân

– Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

b. Nghĩa vụ của công chức trong thi hành công vụ

– Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao

– Có ý thức tổ chức kỉ luật, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, bảo vệ bí mật nhà nước

– Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ, giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

– Bảo vệ, quản lí và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao

– Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định, trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình

– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

c. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu

Ngoài việc thực hiện quy định trên, cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

– Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị

– Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức

– Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiêm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị, tổ chức.

– Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lí kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lí có hành vi vi phạm kỉ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân

– Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức

– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

2. Quyền của cán bộ, công chức

a. Quyền được đảm bảo các điều kiện thi hành công vụ

– Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ

– Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật

– Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao

– Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ

– Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ

b. Quyền về tiền lương và các chế độ liên quan tới tiền lương

– Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

– Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật

c. Quyền về nghỉ ngơi

Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao đông. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

d. Các quyền khác

Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội, được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, nếu bị thương tật hoặc hi sinh trong khi thi hành công vụ thị được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Read Full Post »

Đi mua quần áo

Mấy ngày nay lặn lội đi kiếm ít quần áo thu đông mặc, lang thang Chùa Bộc, công nhận là thất vọng. Đồ tàu kiểu dáng phong phú đa dạng, nhưng chất lượng kém, vải chưa làm gì đã xù, dão. Đồ VN thì mẫu mã chán, được cái chất khá hơn đồ Tàu tí. Các đồ cấp cao hơn thì đắt, toàn khoảng hơn 500k trông mới được, cũng chẳng thấy mấy hàng VN. May ra có mấy hàng VN xuất khẩu chất liệu, kiểu dáng cũng tạm, tuy không đa dạng lắm, nhưng giờ cũng nhiều hàng đâm quá, loạn hết cả. Làm ăn thiếu lương thiện ghê cơ :|

Tại sao quần áo VN lại kém thế nhỉ, không chiếm được thị trường gì hết. Người VN muốn dùng hàng VN (như mình) toàn phải ngán ngẩm quay đầu đi vì không chọn được đồ ưng ý. Kiểu dáng cũ, nhìn chán òm, giá lại cao hơn đồ Tàu cùng loại. Nếu cứ như thế này thì làm sao thắng được trên sân nhà như các cụ vẫn hay hô hào được.

Mình muốn thay đổi cái cung cách này quá đi mất , không chấp nhận cái kiểu này được ~X(

Read Full Post »

Older Posts »